BÀI
TRUYỀN THÔNG
Phòng
bệnh Rotavirus
Tiêu chảy cấp do Rotavirus,
hay còn gọi là nhiễm trùng ruột do Rotavirus, là nguyên nhân phổ biến nhất gây
tiêu chảy nặng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Virus Rota có khả năng sống lâu trong môi trường nước nên khả năng lây nhiễm
rất cao. Chúng tấn công nhanh vào hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ, gây tiêu
chảy nặng, mất nước và tử vong nếu không điều trị kịp thời.
* Triệu chứng của bệnh
tiêu chảy cấp do Rotavirus
Trẻ khi bị nhiễm Rotavirus có thời gian ủ
bệnh khoảng 2 ngày trước khi các triệu chứng rõ ràng xuất hiện. Các triệu chứng
của tiêu chảy cấp do Rotavirus bao gồm:
- Nôn mửa: Đây là dấu
hiệu đầu tiên, trẻ nôn mửa rất nhiều trước tiêu chảy, triệu chứng này sẽ giảm
dần trước khi tiêu chảy xuất hiện.
- Tiêu chảy: Phân lỏng toàn nước, có thể có màu xanh, đờm nhớt
nhưng không có máu. Trẻ có thể đi tiêu phân lỏng hơn 20 lần trong ngày.
- Mất nước: Các biểu hiện
của mất nước bao gồm khát nước, môi khô, lưỡi khô, da khô, tiểu ít, quấy khóc.
- Trẻ sút cân do mất
nước, ăn uống kém.
- Một số trẻ còn có dấu
hiệu như sốt, ho, sổ mũi…
* Rotavirus lây truyền
như thế nào
Tiêu chảy cấp do Rotavirus lây lan rất
nhanh, chủ yếu qua con đường tiêu hóa. Virus Rota có thể sống trên các bề mặt
tiếp xúc như đồ chơi, mặt bàn ghế, tay vịn, trong nước hoặc trên da. Trẻ em
cũng thường bị nhiễm virus Rota qua bàn tay bị nhiễm bẩn của mình. Khi trẻ cầm
nắm đồ chơi hoặc chạm tay vào các bề mặt có virus rồi đưa tay lên miệng, virus
sẽ dễ dàng xâm nhập vào đường tiêu hóa của trẻ và gây bệnh.
* Đối tượng dễ mắc bệnh
tiêu chảy cấp do Rota virus
Mọi lứa tuổi đều có thể nhiễm Rotavirus,
tuy nhiên bệnh thường xảy ra nhất đối với trẻ dưới 2 tuổi. Trong 5 năm đầu đời,
hầu hết trẻ em đều bị nhiễm bởi loại virus này.
Một số yếu các yếu tố làm tăng nguy mắc
Rotavirus ở trẻ nhỏ bao gồm:
- Tiếp xúc với nguồn bệnh
bao gồm tiếp xúc trực tiếp, tiếp xúc gián tiếp qua các vật dụng, đồ ăn… có
nhiễm virus Rota.
- Trẻ bú bình, ăn uống
không vệ sinh: Đồ ăn bị ô nhiễm, bảo quản thức ăn không đảm bảo…
- Nguồn nước bị nhiễm
virus Rota.
- Xử lý không đúng phân
và chất thải có chứa virus Rota.
- Không rửa tay sau khi
đi vệ sinh.
- Xử lý phân và chất thải
đã nhiễm bệnh không đúng cách cũng gây nguy cơ mắc bệnh.
- Không rửa tay sau khi
đi vệ sinh, trước khi chế biến, trước khi cho trẻ ăn.
* Phòng bệnh tiêu chảy do Virus Rota
- Giữ vệ sinh tay sạch sẽ là biện pháp cơ bản để
phòng bệnh. Nên tập cho trẻ có thói quen rửa tay trước khi cầm nắm thức ăn,
trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
- Rửa tay sạch bằng xà phòng sau khi
thay tã lót hoặc làm vệ sinh cho trẻ.
- Không để trẻ bò lê la trên sàn nhà
hoặc ngậm tay, ngậm đồ chơi.
- Lau rửa sàn nhà và các vật dụng,
bàn ghế, đồ chơi bằng dung dịch khử khuẩn Cloramin B, lau rửa sàn toa-lét, bồn
cầu sau khi trẻ tiêu chảy đi vệ sinh.
- Tã lót của trẻ bị bệnh phải được
cho vào bao nylon, cột kín rồi cho vào thùng rác
- Cho trẻ uống vacxin là
biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Các bậc cha, mẹ hãy đưa trẻ đến các cơ sở y
tế để được tư vấn phòng bệnh.
Tài liệu tham khảo: Tài liệu hướng dẩn xử trí tiêu chảy ở
trẻ em- Bộ Y tế, năm 2009.