I. Đường lây nhiễm
và tính cảm nhiễm
Bệnh do não mô cầu là một bệnh
nhiễm khuẩn cấp tính, lây truyền theo đường hô hấp, thường gặp ở lứa tuổi trẻ
và có khả năng gây thành dịch.
Bệnh do não mô cầu có các thể
lâm sàng: viêm màng não mủ, nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn, viêm khớp,
viêm màng ngoài tim... (trong đó, thường gặp viêm màng não mủ và nhiễm khuẩn huyết).
Bệnh thường để lại di chứng
nặng nề như chậm phát triển tinh thần, điếc, liệt (10-20%), tử vong (8 -
15%).
II. Triệu chứng bệnh viêm màng
não Mô Cầu
Thời gian ủ bệnh trung bình từ 2-10 ngày.
Triệu chứng sớm: có sốt, đau đầu, chóng mặt buồn nôn,
nôn, gáy cứng (trẻ nhỏ có thóp phồng), lơ mơ, nhạy cảm với ánh sáng.
Triệu chứng đặc hiệu ( xuất hiện muộn):
- Xuất hiện ban đỏ vùng da mỏng, đầu chi
- Cứng gáy, đau cổ, co cứng
- Mê sảng, lú lẫn
- Co giật kiểu động kinh
- Mất ý thức, rối loạn cảm giác
III. Phương pháp phòng bệnh viêm màng
não Mô Cầu
- Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân: Thường xuyên
rửa tay bằng xà phòng, súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng
thông thường. Thực hiện tốt vệ sinh nơi ở, nơi làm việc.
- Tiêm vacxin là biện pháp đặc hiệu nhất để
phòng bệnh viêm màng não mô cầu
- Khi có biểu hiện sốt cao, đau đầu, buồn nôn và nôn, cổ cứng, cần
đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị. Khi phát hiện người nghi ngờ mắc
bệnh viêm màng não do não mô cầu cần thông báo cho y tế địa phương để được điều
tra giám sát xử lý kịp thời.
Tài liệu dựa theo quyết định 3897/QĐ-BYT về việc ban hành
“Hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh viêm màng não do mô cầu” ngày 12/10/2012