Bệnh phong
là gì?
Bệnh phong còn gọi bệnh phung, cùi, hủi là một bệnh
nhiễm trùng mạn tính do vi khuẩn gây nên; bệnh chủ yếu gây tổn thương ở da và
các dây thần kinh ngoại biên.
Bệnh để lại di chứng, khả năng tiềm tàng của nó gây
tàn tật về thể chất một cách tiến triển và vĩnh viễn từ đó dẫn đến định kiến xã
hội bởi những tàn tật mà nó gây ra.
Vi khuẩn
phong
Được tìm ra vào năm 1873 bởi nhà học người Na-uy tên
AmauerHansen;
Vi khuẩn phong có hình thẳng nên gọi là trực khuẩn
phong;
Trực khuẩn phong khu trú ở da, thần kinh, niêm mạc mũi
trên cơ thể người;
Ra khỏi cơ thể trực khuẩn phong chỉ sống trong thời
gian 2-3 ngày, chu kỳ phân đôi rất chậm, trung bình từ 12-13 ngày.
Hình ảnh qua kính hiển vi
của Mycobacterium leprae, thanh màu đỏ gạch nhỏ trong các cụm, lấy từ một
vùng da tổn thương. Nguồn: https://vi.wikipedia.org
Đường lây
truyền bệnh phong
Bệnh phong lây trực tiếp từ người bệnh sang người lành
chủ yếu qua da và niêm mạc bị trầy xước; đa số người bị nhiễm khuẩn nhưng không
bị mắc bệnh chỉ một số ít người sau thời gian ủ bệnh trung bình 2-3 năm mới
phát bệnh.
- Bất kỳ ai,
chủng tộc nào cũng có thể bị bệnh phong
- Bệnh không di
truyền
- Bệnh rất khó
lây:
+ Thời gian nhân đôi của trực khuẩn phong rất chậm
+ Thời gian ủ bệnh 2-3 năm có thể từ 10 đến 20 năm
+ Cắt đứt đường lây nhanh chóng bằng thuốc điều trị
đặc hiệu
+ Sức đề kháng của trực khuẩn phong yếu
Biểu hiện
của bệnh phong
Dấu hiệu sớm nhất của bệnh là những vết biến màu trên
da, không còn cảm giác nóng, lạnh và đau. Vết trên da có thể chỉ lốm đốm dăm ba
chỗ và chứa rất ít vi khuẩn. Nhưng cũng có thể xuất hiện trên khắp cơ thể và
đầy những vi khuẩn.
Có 3 dấu hiệu chính trong bệnh phong:
+ Tổn thương da
+ Mất cảm giác
+ To dây thần kinh ngoại biên
Những triệu chứng sớm của bệnh phong thường biểu hiện
trên da, vi khuẩn nhập vào da sẽ gây những đám da đổi màu trắng, thẳm hoặc hồng, không ngứa.
Mất cảm giác: Tại các thương tổn da mất hoặc giảm cảm
giác
+ Mất cảm giác đau: Khi châm kim hoặc cấu véo bệnh
nhân không cảm thấy đau hoặc đau ít hơn vùng da lành.
+ Mất cảm giác nóng lạnh: Không biết nóng khi gần lửa.
Rối loạn cảm giác như: tê, giảm cảm giác
hoặc mất cảm giác
Phòng
và điều trị bệnh phong
Hiện nay bệnh phong đã có thuốc chữa khỏi,
phát hiện càng sớm càng điều trị chóng khỏi và tránh được tàn phế
Bệnh được điều trị tại nhà là chính, không
cần cách ly. Thuốc do nhà nước cấp miễn phí.
Khi trong nhà hoặc khu dân cư có người mắc bệnh phong,
những người xung quanh cần động viên bệnh nhân an tâm điều trị và uống thuốc
đều đặn. Tăng cường vệ sinh cá nhân và môi trường xung quanh… Nếu có dấu hiệu
nghi ngờ bệnh phong hãy đến tại các phòng khám da liễu để được khám, tư vấn và
điều trị.
Tài liệu tham khảo: Quyết định 75/QĐ-BYT
ngày 13/01/2015 của Bộ Y tế về việc ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn
chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu”
Người viết bài: Hồ Thị Mỹ Hạnh (khoa YTCC,
DD & TTGDSK)