1.
Tác hại của nhiễm giun:
- Giai đoạn ấu trùng, giun đũa và giun
móc có thể gây viêm phổi dị ứng, giun móc gây viêm da tại chỗ do ấu trùng
qua da.
- Giai đoạn giun trưởng thành thành ruột
bị tổn thương, buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu lỏng, đi ngoài ra máu.
- Giun đũa có thể gây tắc ruột, lồng
ruột, viêm tắc ruột, giun chui ống mật, viêm ruột thừa, dẫn đến suy dinh dưỡng,
giảm khả năng phát triển trí tuệ của trẻ.
- Giun tóc có thể gây tổn thương niêm
mạc ruột, hội chứng giống lỵ, dẫn đến rối loạn tiêu hóa, đau bụng, buồn
nôn, táo bón, khó tiêu, chán ăn, sa trực tràng,
thiếu máu.
- Giun móc có thể gây thiếu máu nặng,
suy tim, phù nề, phụ nữ rong kinh, vô kinh, gầy mòn, phù thũng, suy kiệt… Người nhiễm trứng giun mất máu
gây thiếu máu, suy tim, suy kiệt, viêm dạ dày, tá tràng...
2.
Những nguyên nhân dẫn đến nhiễm giun:
- Ai cũng có thể mắc bệnh giun sán, đặc
biệt là trẻ em. Trẻ em hầu hết đều có giun, có nhiều loại giun đối
với trẻ em thường hay bị giun đũa và giun kim.
- Giun có thể bị nhiễm qua đường ăn
uống, do lối sống sinh hoạt, môi trường không đảm bảo vệ sinh.
3.
Biện pháp phòng chống:
- Cắt đứt nguồn nhiễm, điều trị người
nhiễm, tẩy giun định kỳ. Tập thói quen tẩy giun định kỳ cho cả gia đình tối thiểu 6
tháng một lần.
- Chống phát tán mầm bệnh, tăng cường
vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở, vườn tược sạch sẽ. Quản lý chặt chẽ phân
nước rác. Có hố xí hợp vệ sinh, không phóng uế bừa bãi. Không dùng phân tươi chưa ủ
kỹ bón ruộng. Không để ruồi nhặng bậu vào thức ăn. Không để chó, lợn, gà... tha
phân gây ô nhiễm môi trường.
- Ăn chín, uống
sôi, không ăn thức ăn ôi
thiu, cần rửa kỹ thực phẩm dưới vòi nước sạch.
- Vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn
và sau khi đi đại tiện, bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất.
Tài liệu dựa theo quyết định 718/QĐ-BYT ngày 29/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược
quốc gia về Dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến 2030.
Người viết bài: Hồ Thị Mỹ Hạnh
(khoa YTCC)