Hướng dẫn thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021
Với điều kiện thời
tiết ở nước ta vào dịp Tết Nguyên đán thường có mưa phùn, ẩm ướt, giá rét thất
thường, dễ làm hư hỏng thức ăn. Bên cạnh đó, vào dịp Tết, việc sản xuất, kinh
doanh thực phẩm giả còn khá phổ biến, giả về chất lượng công dụng, giả về nhãn
hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghệ, nguồn gốc xuất xứ. Các mặt hàng thực phẩm
nhập khẩu (kể cả chính ngạch và nhập lậu) cũng tăng lên một cách bất thường cả
chủng loại lẫn số lượng.
Để đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp Tết nguyên đán,
cần thực hiện các biện pháp sau:
1. Đối với các
cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm
- Tuân thủ các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm như: Các điều kiện về
cơ sở vật chất, điều kiện về trang thiết bị dụng cụ và điều kiện về con người
tham gia sản xuất, chế biến, tiếp xúc với thực phẩm; nguồn nước sử dụng trong
sản xuất, chế biến thực phẩm.
- Chỉ sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; sử dụng phụ gia,
chất hỗ trợ chế biến thực phẩm được phép sử dụng, đúng liều lượng, đúng đối
tượng theo quy định trong sản xuất, chế biến.
- Đảm bảo có đầy đủ các hồ sơ pháp lý, tài liệu liên quan theo quy định
an toàn thực phẩm; thực hiện tốt quy định về nhãn thực phẩm; các quy định về
bảo quản, vận chuyển thực phẩm.
2. Các cơ sở
kinh doanh thực phẩm
- Thực hiện tốt các điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm
bao gồm: điều kiện vệ sinh cơ sở, điều kiện trang thiết bị dụng cụ, điều
kiện con người, nguồn gốc nguyên liệu phụ gia thực phẩm, nguồn nước trong quá
trình kinh doanh, đặc biệt cần thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch
Covid-19 theo quy định.
- Chỉ kinh doanh, bán những loại sản phẩm đảm bảo chất lượng vệ sinh an
toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.
- Tuyệt đối không kinh doanh thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng,
thực phẩm không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
- Đảm bảo các điều kiện an toàn thực phẩm trong quá trình bảo quản, vận
chuyển các loại thực phẩm như giò, chả, bánh chưng, bánh tét, các loại bánh,
mứt cổ truyền … để đảm bảo thực phẩm an
toàn đến tay người tiêu dùng.
3. Người tiêu
dùng
- Chọn mua thực phẩm ở những cơ sở uy tín, đảm bảo vệ sinh, lựa chọn
thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
- Không nên mua, tích trữ quá nhiều thực phẩm trong ngày Tết để tránh
sử dụng thực phẩm không tươi, mất dinh dưỡng hoặc mốc hỏng.
- Thực hiện tốt mười nguyên tắc vàng chế biến thực phẩm an toàn (chọn
thực phẩm an toàn; nấu kỹ thức ăn; ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín; bảo
quản thực phẩm đã nấu chín; đun kỹ lại thực phẩm trước khi ăn; không để lẫn
thực phẩm sống và chín; luôn giữ tay chế biến thực phẩm sạch sẽ; giữ bề mặt chế
biến, bếp luôn khô ráo, sạch sẽ; bảo vệ thực phẩm khỏi các loài côn trùng, loài
gặm nhấm và các loài động vật khác; sử dụng nguồn nước sạch)
Người viết bài
Phương Dung ( Khoa ATVSTP)