Một người được xác định là tăng huyết áp khi huyết áp tâm
thu từ 140mmHg trở lên và huyết áp tâm trương từ 90mmHg trở lên.
Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, tại Việt Nam có gần
13 triệu người bị tăng huyết áp tuy nhiên chỉ hơn 50% số người mắc bệnh được
phát hiện và 50% trong số phát hiện được điều trị. Đây là nguyên nhân chủ yếu
gây tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận.
Có nhiều yếu tố nguy
cơ dẫn đến bệnh tăng huyết áp như: tuổi cao, chế độ ăn uống không hợp lý (ăn
mặn, ăn nhiều chất béo); thói quen sinh hoạt không lành mạnh (hút thuốc lá,
uống nhiều rượu bia) ít hoạt động thể lực, thừa cân, béo phì, căng thẳng quá
mức; mắc các bệnh lý về thận, nội tiết, bệnh tim mạch, tiền sử gia đình có
người bị tăng huyết áp...
Phần lớn những yếu tố nguy cơ này có thể kiểm soát được nếu có hiểu biết
đúng và có ý thức phòng tránh.
* Các
biện pháp phòng ngừa tăng huyết áp
1. Chế độ ăn hợp lý: Giảm ăn
mặn, tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi, hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol.
2. Duy trì cân nặng bình
thường.
3. Hạn chế uống rượu, bia, ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá hoặc thuốc
lào.
4. Tăng cường hoạt động thể
lực ở mức thích hợp: tập thể dục, đi bộ, đi xe đạp hoặc vận động ở mức độ vừa
phải, đều đặn khoảng 30-60 phút mỗi
ngày.
5. Tránh lo âu, căng thẳng
thần kinh, cần chú ý đến việc thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý, tránh bị lạnh đột
ngột.
* Người bị
bệnh tăng huyết áp cần được khám sàng lọc, phát hiện sớm.
Hưởng ứng ngày tăng huyết áp thế giới 17/5 và “Tuần lễ
người dân đi đo huyết áp”: từ ngày 12 –
18/5/2020 mọi người dân trên 18 tuổi hãy đến Trạm Y tế, Trung tâm Y tế để đo, kiểm
tra chỉ số Huyết áp của mình
Người viết bài
Nguyễn Thị Thanh Hương ( Khoa YTCC)