Trong năm 2018 và đầu năm 2019, tình hình dịch bệnh
sởi diễn biến phức tạp, gia tăng tại nhiều quốc gia, trong đó xảy ra ở một số
nước đã công bố loại trừ bệnh sởi (Đức, Nga, Mỹ…). Tại châu á, dịch sởi cũng
xảy ra ở nhiều quốc gia (Trung Quốc, Malaysia…). Tại Việt Nam, bệnh sởi bắt đầu
gia tăng từ tháng 10 năm 2018; tính đến đầu tháng 3 năm 2019, ghi nhận 18.078
trường hợp nghi sởi, trong đó 2.924 trường hợp mắc sởi dương tính được xác định
tại 56 tỉnh/thành phố; hiện nay, số ca mắc vẫn chưa có xu hướng giảm.
Dưới đây là một số thông tin về bệnh sởi và cách
phòng tránh:
1.
Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh
sởi do vi rút sởi thuộc nhóm Paramyxovirus gây nên. Đây là loại vi rút có sức
chịu đựng yếu, dễ bị tiêu diệt bởi các thuốc sát khuẩn thông thường, ánh sáng
mặt trời…virus sởi tồn tại ở họng và máu bệnh nhân từ cuối thời kì ủ bệnh đến
sau khi phát ban một thời gian ngắn. Bệnh rất dễ lây, thường gặp ở trẻ em, gây
viêm long ở kết mạc mắt, đường hô hấp, tiêu hoá và các phát ban đặc hiệu. Có
nhiều biến chứng nặng nề.
2. Đường lây
Người
là nguồn bệnh duy nhất, lây trực tiếp qua đường hô hấp. Đặc biệt ở trẻ em chưa
có miễn dịch, trẻ em từ 2 - 6 tuổi mắc bệnh nhiều.
3.
Biểu hiện của bệnh sởi
Thời
kì khởi phát:
-
Biểu hiện: Sốt 38,5oC - 40oC, nhức đầu, mệt mỏi …
-
Xuất tiết niêm mạc: Kết mạc đỏ, phù mi mắt, chảy nước mắt, sợ ánh sáng. Sổ mũi,
hắt hơi, khản tiếng, ho khan, có khi có ít đờm. Tiêu hoá có nôn, chớ, đi ngoài
phân lỏng.
- Có
hạt nội ban: Trên nền niêm mạc má đỏ hồng nổi lên những chấm trắng, nhỏ, đường
kính khoảng 1mm
-
Khi phát ban ra ngoài, đầu tiên ban sởi mọc ở chân tóc, sau tai, sau gáy, trán,
má đầu, mặt, cổ…
4. Phòng bệnh
-
Tiêm phòng vắc-xin
Để
phòng ngừa bệnh sởi, tiêm vắc xin sởi là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Để
phòng bệnh có hiệu quả, trẻ em cần được tiêm 2 mũi. Mũi thứ nhất được tiêm khi
trẻ 9 tháng tuổi, mũi thứ hai được tiêm khi trẻ 18 tháng tuổi.
Những
ai chưa được tiêm ngừa vắc-xin sởi từ bé thì nên đi tiêm phòng, những người đã
được tiêm đủ 2 mũi vắc-xin sởi từ bé thì không nên đi tiêm nữa.
- Vệ
sinh cá nhân
+
Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh và người nghi bị bệnh.
+
Rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với người bệnh và người nghi bị bệnh.
+
Che miệng khi ho, hắt hơi.
- Dinh dưỡng hợp lý
Cha
mẹ trẻ em cần nâng cao sức đề kháng cho trẻ bằng cách tăng cường dinh dưỡng đầy
đủ, đề phòng trẻ bị suy dinh dưỡng. Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ bằng cách uống
nhiều nước hoa quả, ăn lỏng, đủ chất dinh dưỡng, không nên kiêng khem quá.
- Vệ
sinh môi trường
+
Tẩy trùng sàn nhà, đồ chơi trẻ em. Trong trường hợp nhà có người bệnh thì phải
tẩy trùng dụng cụ, vật dụng của người bệnh bằng dung dịch cloramin B.
+Tránh cho trẻ tiếp xúc với nguồn bệnh: Trong trường hợp
môi trường của trẻ có người mắc sởi, cần cho trẻ tránh tiếp xúc để giảm nguy cơ
lây nhiễm bệnh sởi. Trong trường hợp nhà có người bị mắc sởi, cần cách ly người
bệnh để tránh lây lan cho cộng đồng: trẻ em phải nghỉ học, người lớn phải
nghỉ làm 5 ngày kể từ khi bắt đầu phát ban.
Chú
ý: Khi trẻ có các dấu hiệu bệnh như trên, gia đình cho trẻ đi khám bệnh để cách
ly điều trị kịp thời.
Người viết bài: Nguyễn Thị Thanh
Hương