Địa chỉ: Khóm 4, Thị trấn Cam Lộ, Huyện Cam Lộ, Tỉnh Quảng Trị
Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con
Cập nhật 14/05/2018 Lượt xem 601

Lây truyền HIV từ mẹ sang con là một trong ba con đường chính làm lây truyền HIV/AIDS, với nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con là 25-40%. Tuy nhiên, nếu bà mẹ được chẩn đoán sớm và điều trị hiệu quả thì tỉ lệ lây truyền từ mẹ sang con chỉ còn 2-6%, thậm chí là 0%. Do vậy, dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con là một trong những giải pháp quan trọng góp phần giảm đáng kể tỷ lệ trẻ sinh ra bị lây nhiễm HIV từ mẹ.

I. Lây truyền trong thời kỳ mang thai

Sự lây truyền HIV qua con đường này có thể xảy ra rất sớm, ngay khi người mẹ mang thai mới được 8 tuần và có thể kéo dài trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, người ta nhận thấy có tỷ lệ lây truyền HIV qua rau thai cao vào thời kỳ tuổi thai được trên 18 tuần..

Tuy nhiên, khi bánh rau có vấn đề thì HIV tự do hay nằm trong các tế bào dễ dàng di chuyển qua bánh rau vào thai nhi. Khoảng 20- 30% số trẻ em bị lây truyền HIV từ mẹ được cho là bị lây truyền qua bánh rau. Tỷ lệ này có thể tăng lên nếu tuổi của mẹ tăng, mẹ bị sơ nhiễm HIV trong khi đã có thai (khi đó nồng độ HIV trong máu rất cao) hoặc nếu mẹ đã mang thai rồi mới bị nhiễm HIV thì nguy cơ lây truyền HIV sang con qua bánh rau tăng lên. Tương tự như vậy, người mẹ bị nhiễm HIV ở giai đoạn muộn mới mang thai thì nguy cơ này cũng tăng lên.

II. Lây truyền trong khi sinh

Sự lây truyền HIV từ mẹ sang con có thể xảy ra muộn quanh thời kỳ chuyển dạ. Nguyên nhân khi đứa trẻ “đi qua” đường sinh dục của mẹ để ra ngoài đã tiếp xúc trực tiếp với dịch âm đạo (nuốt nước ối, virut trong máu và dịch âm đạo của mẹ có chứa HIV)  hoặc do sự trao đổi máu mẹ – thai nhi khi chuyển dạ (ở giai đoạn này các cơn co tử cung của mẹ có thể “bơm mạnh” máu mẹ chứa HIV vào tuần hoàn của thai nhi làm cho trẻ dễ bị nhiễm HIV từ mẹ). Có khoảng 50- 60% số trẻ em bị lây truyền HIV trong giai đoạn này.

Tuy nhiên nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con trong khi sinh sẽ tăng lên trong trường hợp đẻ khó, chuyển dạ kéo dài, phần mềm của người mẹ bị dập nát, thai bị xây xước, sang chấn…

Thời gian từ khi vỡ ối đến khi sinh càng dài thì nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con càng cao, nhất là khi thời gian này trên 4 giờ. Các nghiên cứu cho thấy, cứ mỗi giờ sau khi vỡ ối, nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con tăng thêm 2%.

III. Lây truyền trong quá trình cho con bú

Sau khi sinh, trẻ vẫn có thể nhiễm HIV trong quá trình bú sữa mẹ, vì lúc này virut HIV dễ dàng truyền sang cơ thể bé qua các vết nứt ở núm vú của người mẹ khi trẻ đang mọc răng, bị tổn thương ở niêm mạc miệng hay HIV trong sữa mẹ có thể lây sang con theo đường tiêu hóa. Thời gian bú mẹ càng dài, trẻ càng có nhiều nguy cơ nhiễm HIV hơn.

Do vậy, phụ nữ nhiễm HIV không  nên nuôi con bằng sữa thay thế vào loại sữa khác.

Để phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con, tất cả phụ nữ mang thai cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn và tiến hành xét nghiệm HIV càng sớm càng tốt .

 Tài liệu tham khảo: Quyết định số: 5877/QĐ-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế về việc “Hướng dẫn triển khai dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con”

Người viết: Hồ Thị Mỹ Hạnh (khoa YTCC)

Các tin khác
Tập huấn An toàn vệ sinh thực phẩm (- Ngày cập nhật: 28/08/2024)
Phòng chống bệnh Whitmore (- Ngày cập nhật: 23/08/2024)
Lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ (- Ngày cập nhật: 30/07/2024)
chào cờ tháng 7 (- Ngày cập nhật: 03/07/2024)
Truyền thông phòng chống đuối nước (- Ngày cập nhật: 20/05/2024)
Chia sẽ yêu thương (- Ngày cập nhật: 07/05/2024)
Truyền thông An toàn thực phẩm (- Ngày cập nhật: 07/05/2024)
Chào cờ tháng 5 năm 2024 (- Ngày cập nhật: 07/05/2024)
Bài truyền thông phòng chống dịch bệnh Than (- Ngày cập nhật: 22/08/2024)
Bài truyền thông phòng chống bệnh ung thư (- Ngày cập nhật: 16/11/2023)
Bài truyền thông về Ngộ độc nấm (- Ngày cập nhật: 28/09/2023)
Bài truyền thông phòng bệnh đau mắt đỏ (- Ngày cập nhật: 26/09/2023)
Bữa cơm yêu thương (- Ngày cập nhật: 07/09/2023)
Bữa cơm yêu thương (- Ngày cập nhật: 05/09/2023)
Ấm lòng những suất cơm nghĩa tình (- Ngày cập nhật: 23/08/2023)
Bài truyền thông về tháng an toàn lao động (- Ngày cập nhật: 26/05/2023)
Dự phòng lấy nhiễm HIV từ mẹ sang con (- Ngày cập nhật: 16/06/2021)
Phòng chống các bệnh do thiếu Vtamin A (- Ngày cập nhật: 16/06/2021)
Ngày thế giới không hút thuốc lá 31/5/2021 (- Ngày cập nhật: 16/06/2021)
an toàn vệ sinh lao động (- Ngày cập nhật: 28/04/2021)
khuyến cáo phòng chống bệnh tay, chân , miệng (- Ngày cập nhật: 28/04/2021)
Phòng chống bệnh Lao (- Ngày cập nhật: 25/03/2021)
Phòng chống dịch bệnh mùa Đông- Xuân (- Ngày cập nhật: 20/01/2021)
Những khuyến cáo về phòng chống bệnh phong (- Ngày cập nhật: 06/10/2020)
lợi ích của việc tiêm chủng (- Ngày cập nhật: 05/08/2020)
Ngày thế giới không thuốc lá 31/5/2020 (- Ngày cập nhật: 15/06/2020)
Lấy truyền HIV từ mẹ sang con (- Ngày cập nhật: 15/06/2020)
Phòng chống các bệnh do thiếu Vitamin A (- Ngày cập nhật: 15/06/2020)
Phòng chống bệnh tăng huyết áp (- Ngày cập nhật: 15/06/2020)
10 nguyên tắc vàng trong chế biến thực phẩm (- Ngày cập nhật: 22/04/2020)
Đảm bảo an toàn thực phẩm cho tết Trung thu (- Ngày cập nhật: 04/09/2019)
Phòng, chống bệnh tiêu chảy (- Ngày cập nhật: 12/08/2019)
Cách phòng, chống các bệnh mùa hè (- Ngày cập nhật: 12/08/2019)
Phòng chống bệnh Sởi (- Ngày cập nhật: 20/05/2019)
Lựa chọn thực phẩm an toàn (- Ngày cập nhật: 07/05/2019)
Đôi nét về Tâm thần Phân liệt (- Ngày cập nhật: 21/11/2018)
Phòng, chống bệnh bướu cổ (- Ngày cập nhật: 29/10/2018)
Đường lây truyền và dấu hiệu cúm A/H1N1 (- Ngày cập nhật: 10/08/2018)
Đôi nét về bệnh Phong (- Ngày cập nhật: 26/07/2018)
Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch cho trẻ (- Ngày cập nhật: 12/07/2018)
Cách phòng ngừa nhiễm giun sán (- Ngày cập nhật: 10/08/2018)
Bệnh tăng huyết áp và cách phòng chống (- Ngày cập nhật: 24/05/2018)
Cách phòng chống bệnh lao tại cộng đồng (- Ngày cập nhật: 02/04/2018)
Phòng ngừa ngộ độc nấm (- Ngày cập nhật: 31/01/2018)
Phòng ngừa ngộ độc rượu (- Ngày cập nhật: 29/01/2018)
10 Nguyên tác chế biến thực phẩm an toàn (- Ngày cập nhật: 15/01/2018)
Đôi nét về Rối loạn trầm cảm (- Ngày cập nhật: 14/12/2017)
Tác hại khi ăn khoai tây mọc mầm (- Ngày cập nhật: 17/11/2017)
Bài truyền thông phòng chống sốt xuất huyết (- Ngày cập nhật: 10/11/2022)
Lợi ích của tiêm phòng vắc xin covid-19 (- Ngày cập nhật: 10/11/2022)
Bệnh Viêm màng não mô cầu (- Ngày cập nhật: 19/12/2017)
Một số lưu ý trước khi đi khám bệnh (- Ngày cập nhật: 29/10/2015)
Bơ ăn nhiều chưa chắc đã tốt (- Ngày cập nhật: 06/10/2015)