Quy đinh mới hình thức xử phạt, mức phạt vi phạm điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong nhà hàng, quán ăn, bếp ăn tập thể
Nghị định số 115/2018/NĐ-CP gồm 04 chương, 39 điều,
Nghị định này quy định mức xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm răn
đe hơn so với Nghị định số 178/2013/NĐ-CP: Quy định hình thức xử phạt chính là
phạt tiền, không quy định hình thức cảnh cáo, tăng mức phạt tiền ở các hành vi;
quy định nhiều hành vi bị xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ
sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, đình chỉ hoạt động có thời hạn, …Trong đó,
tăng mức xử phạt vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh
nhà hàng, quán ăn, bếp ăn tập thể:
1. Phạt
tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau
đây:
- Bày bán, chứa đựng thực phẩm trên thiết bị, dụng cụ,
vật liệu không bảo đảm vệ sinh;
- Không có đủ dụng cụ chế biến, bảo quản và sử dụng riêng
đối với thực phẩm tươi sống, thực phẩm đã qua chế biến;
- Nơi chế biến, kinh doanh, bảo quản có côn trùng, động
vật gây hại xâm nhập;
- Sử dụng người trực tiếp chế biến thức ăn mà không đội
mũ, đeo khẩu trang; không cắt ngắn móng tay; không sử dụng găng tay khi tiếp
xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay.
2. Phạt
tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau
đây:
- Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định của
pháp luật về chế độ kiểm thực 3 bước;
- Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định của
pháp luật về lưu mẫu thức ăn;
- Thiết bị, phương tiện vận chuyển, bảo quản suất ăn sẵn,
thực phẩm dùng ngay không bảo đảm vệ sinh; gây ô nhiễm đối với thực phẩm;
- Cống rãnh thoát nước thải khu vực chế biến bị ứ đọng;
không được che kín;
- Không có nhà vệ sinh, nơi rửa tay;
- Dụng cụ thu gom chất thải rắn không có nắp đậy.
3. Phạt
tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng người trực tiếp
chế biến thức ăn không đáp ứng kiến thức về an toàn thực phẩm theo quy định của
pháp luật.
4. Phạt
tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau
đây:
- Chủ cơ sở không đáp ứng kiến thức về an toàn thực phẩm
theo quy định của pháp luật;
- Sử dụng nước không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật hoặc
không bảo đảm vệ sinh theo quy định của pháp luật tương ứng để chế biến thức
ăn; để vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ phục vụ chế biến, ăn uống;
- Không thực hiện thu gom, xử lý chất thải, rác thải
trong phạm vi của cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống theo quy định của pháp luật;
5. Phạt
tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng người đang mắc
các bệnh mà theo quy định của pháp luật không được tham gia trực tiếp kinh
doanh dịch vụ ăn uống, bao gồm;
- Lao tiến triển chưa được điều
trị;
- Các bệnh
tiêu chảy: tả, lỵ, thương hàn;
- Các chứng
són đái, són phân (rối loạn cơ vòng bàng quang, hậu môn), ỉa chảy;
- Viêm gan vi rút (viêm gan vi rút A, E);
- Viêm đường hô hấp cấp tính;
- Các tổn thương ngoài da nhiễm trùng;
- Người lành mang trùng.
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
30.000.000 đồng đối với hành vi kinh
doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn
thực phẩm, trừ các cơ sở sau đây:
- Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
- Sản xuất, kinh doanh
thực phẩm không có địa điểm cố định;
- Sơ chế nhỏ lẻ;
- Kinh doanh thực phẩm nhỏ
lẻ;
- Kinh doanh thực phẩm bao
gói sẵn;
- Sản xuất, kinh doanh
dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
- Nhà hàng trong khách
sạn;
- Bếp ăn tập thể không có
đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
- Kinh doanh thức ăn đường
phố;
- Cơ sở đã được cấp một
trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối
nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO
22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực
phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương
còn hiệu lực.
Tài liệu tham khảo:
[1]: Điều 12, Nghị
định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/2/2018 của Chính Phủ về quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật An toàn thực phẩm.
[2]: Điều 15,18, Nghị
định 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính Phủ về quy định xử phạt vi phạm
hành chính về an toàn thực phẩm.
[3] Quyết định
21/2007/QĐ-BYT ngày 12/3/2007 quy định về điều kiện sức khỏe đối với những người
tiếp xúc trực tiếp trong quá trình chế biến thực phẩm.
Người viết bài: Nguyễn Thế Phương Định (khoa YTCC)