* Nguồn lây:
- Là người bệnh lao phổi hoặc thanh quản ho, khạc, nói
chuyện bắn vi khuẩn ra môi trường (Hết lây khi điều trị thuốc lao>2 tuần, xét
nghiệm đờm trực tiếp AFB dương tính).
- Người nghi lao được coi là nguồn lây cho đến khi quy
trình chẩn đoán kết thúc kết luận người đó không mắc lao.
- Các yếu tố nguy cơ nhiễm lao
- Phụ thuộc vào: hít chung bầu không khí với người
bệnh ho khạc ra vi khuẩn: Mật độ, thời gian, chủ thể.
* Cơ chế lây truyền bệnh lao: Bệnh lao lây qua đường hô
hấp.
Đờm của người bệnh là nguồn lây quan trọng nhất. Người
bệnh ho, nói, khạc, tạo ra những hạt nước bọt rất nhỏ chứa đầy vi khuẩn lao bay
lơ lửng trong không khí (Nói chuyện: 200 hạt nước bọt, Ho: 3.500 hạt nước bọt,
Hắt xì hơi: 4.500 – 1.000.000 hạt nước bọt). Người ta có thể hít phải những hạt
này vào phổi và mắc bệnh. Những bệnh nhân trong đờm có vi khuẩn lao lây nhiều
hơn. Vi khuẩn lao có thể gây bệnh ở tất cả các bộ phận trong cơ thể. Người
nhiễm lao có thể trở thành bệnh lao, tỷ lệ từ nhiễm lao chuyển thành mắc lao là
10% trong đời người, cao nhất trong 24 tháng. Những người sống gần bệnh nhân,
nguy cơ lây bệnh càng cao.
* Dấu hiệu nghi ngờ mắc lao:
- Ho khạc trên 2 tuần, điều trị kháng sinh không đỡ.
Có thể kèm theo:
+ Ho ra máu.
+ Đau ngực, khó thở.
+ Sốt trên 2 tuần, sốt nhẹ về chiều.
+ Gầy sút cân.
- Khi có các triệu chứng trên, người bệnh cần đi xét
nghiệm đờm ngay.
* Các phương pháp chẩn
đoán bệnh lao:
- Xét nghiệm đờm trực tiếp tìm vi khuẩn lao, nuôi cấy,
chụp X-quang tim phổi, xét nghiệm máu.
- Một số xét nghiệm cao cấp giành cho trường hợp bệnh
khó chẩn đoán: sinh học phân tử, nuôi cấy nhanh, kỹ thuật miễn dịch. Các xét
nghiệm này đắt tiền.
* Tài liệu tham
khảo: Quyết định số 4263/QĐ-BYT ngày 13/10/2015 của Bộ Y tế
Người viết bài: Hồ Thị Mỹ Hạnh (khoa YTCC)