Lây
truyền HIV từ mẹ sang con có thể xảy ra khi
1. Lây truyền trong
thời kỳ mang thai
Khoảng 20- 30% số trẻ em bị lây truyền HIV từ mẹ được
cho là bị lây truyền qua bánh rau. Tỷ lệ này có thể tăng lên nếu tuổi của mẹ
tăng, mẹ bị sơ nhiễm HIV trong khi đã có thai (khi đó nồng độ HIV trong máu rất
cao) hoặc nếu mẹ đã mang thai rồi mới bị nhiễm HIV thì nguy cơ lây truyền HIV
sang con qua bánh rau tăng lên.
2. Lây truyền trong
khi sinh
Có khoảng 50- 60% số trẻ em bị lây truyền HIV trong
giai đoạn này.
Nguyên nhân khi đứa trẻ “đi qua” đường sinh dục của mẹ
để ra ngoài đã tiếp xúc trực tiếp với dịch âm đạo (nuốt nước ối, virus trong
máu và dịch âm đạo của mẹ có chứa HIV) hoặc do sự trao đổi máu mẹ - thai nhi
khi chuyển dạ
3. Lây truyền trong quá trình cho con bú
Sau khi sinh, trẻ vẫn có thể nhiễm HIV
trong quá trình bú sữa mẹ, vì lúc này virus HIV dễ dàng truyền sang cơ thể bé
qua các vết nứt ở núm vú của người mẹ khi trẻ đang mọc răng, bị tổn thương ở
niêm mạc miệng hay HIV trong sữa mẹ có thể lây sang con theo đường tiêu hóa. Do
vậy, phụ nữ nhiễm HIV không nên nuôi con bằng sữa mẹ mà thay thế bằng loại sữa
khác.
Để phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con, tất
cả phụ nữ mang thai cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn và tiến hành
xét nghiệm HIV càng sớm càng tốt. Vì nếu
bà mẹ được chẩn đoán sớm và điều trị hiệu quả thì tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang
con giảm từ 25- 40% xuống chỉ còn 2-6%, thậm chí là 0%.
Người viết bài
Nguyễn Thị Thanh Hương ( Khoa YTCC)