Rối loạn trầm cảm là một trong những rối loạn phổ biến, tỷ lệ mắc
cao chiếm 3-5% dân số. Biểu hiện của trầm cảm rất đa dạng. Đáng chú ý là phần
lớn người bị trầm cảm thường không biểu hiện bởi các triệu chứng tâm thần mà
biểu hiện các dấu hiệu về cơ thể và sinh lý. Cũng chính vì vậy gần 80% người bị
trầm cảm không được điều trị đúng chuyên khoa ngay từ đầu. Do đó trầm cảm trở
nên tiến triển mạn tính, giảm sút nặng nề sức lao động, học tập và chất lượng
cuộc sống hoặc tự sát.
I. Biểu hiện và nguyên
nhân của trầm cảm
Trầm cảm là tình tạng buồn chán, mệt mỏi, chậm chạp giảm hoặc mất
hứng thú kéo dài ít nhất 2 tuần, thường kèm theo một hoặc nhiều dấu hiệu như ăn
không ngon, ngủ ít, giảm sút tập trung chú ý, bi quan và các triệu chứng khó
giải thích thỏa đáng, nguyên nhân thuộc các cơ quan bộ phận trong cơ thể.
Có 3 nhóm nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm
1. Sang chấn tâm lý như áp lực công việc, tổn thương, xung đột hoặc
mất mát tình cảm, con cái hư hỏng, lo lắng về bệnh tật lâu ngày hoặc bệnh nan
y.
2. Do bệnh trong cơ thể hoặc sử dụng các chất nghiện rượu, ma túy
hoặc chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não, đái tháo đường…
3. Nguyên nhân tự phát hay còn gọi là không rõ nguyên nhân.
II. Điều trị và chăm sóc
Nguyên tắc điều trị trầm cảm là phối hợp với các liệu pháp trị liệu
với nhau, liệu pháp tâm lý, giúp đỡ của gia đình, thư giãn luyện tập và dùng
thuốc,cần tìm nguyên nhân để điều trị tận góc và điều trị tiếp tục tối thiểu là
6 tháng sau khi bệnh ổn định.
Gia đình cần làm gì để giúp bệnh nhân tránh tái trầm cảm?
Trước hết cần giám sát chặt chẽ tuân thủ điều trị, giám sát ăn uống,
sinh hoạt và nghỉ ngơi.
Quan tâm chia sẻ động viên người bệnh, không kỳ thị xa lánh và không
hắt hủi bệnh nhân, khuyến khích sự năng động, hoạt bát tạo lòng tin cho bệnh
nhân. Luôn theo dỏi thay đổi tâm lý ,hành động,tránh xung đột.
Gia đình giúp bệnh nhân giữ tất cả tài liệu liên quan đến điều
trị trầm cảm để sử dụng khi cần.
Dựa theo tài liệu Tổ chức Y tế thế giới (WHO) –
Ngày sức khỏe tâm thần thế giới 2012