1. Biểu
hiện
- Cảm giác buồn chán,
trống rỗng.
- Khó tập trung suy nghĩ,
hay quên.
- Luôn cảm thấy mệt mỏi,
không muốn làm việc gì.
- Cảm giác mình có tội
lỗi, vô dụng, không xứng đáng.
- Mất ngủ, hoặc ngủ quá nhiều.
- Hay cáu gắt, giận dữ.
- Giảm thích thú trong các hoạt động
hoặc sở thích hàng ngày.
- Giảm cảm giác ngon
miệng, sụt cân hoặc ăn quá nhiều.
- Nghĩ về cái chết, có ý tưởng hoặc
hành vi tự sát.
Người mắc trầm cảm nếu không được điều
trị sẽ gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, ảnh hưởng rất xấu đến khả năng làm
việc, học tập và cuộc sống hàng ngày, thậm chí dẫn đến ý muốn tự tử.
2. Dự phòng
và kiểm soát trầm cảm hiệu quả
- Trầm cảm không phải là
dấu hiệu của sự yếu đuối. Bất kì ai cũng có thể mắc trầm cảm.
- Hãy trò chuyện với người thân, mọi người xung
quanh bởi vì trò chuyện là một trong những biện pháp đơn giản nhất để phòng và
điều trị trầm cảm.
- Khi cần trợ giúp chuyên môn: Hãy đến cơ sở y
tế gần nhất để được cán bộ y tế hướng dẫn, tư vấn về sức khỏe.
Người viết bài
Nguyễn Thị Thanh Hương ( Khoa YTCC-DD-TTGDSK)