Tăng huyết áp là bệnh phổ biến và hay gặp nhất
trong các bệnh tim mạch nó còn là “tên giết người” thầm lặng. Nghĩa là không
triệu chứng rầm rộ nhưng lại dẫn đến nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm và có
thể dẫn đến tử vong.
I. Dấu hiệu tăng huyết áp
- Tăng
huyết áp không có dấu hiệu đặc trưng. Các triệu chứng của tăng huyết áp rất
phức tạp và nặng nhẹ khác nhau. Những dấu hiệu hay gặp của tăng huyết áp là: Choáng
váng nhức đầu; mất ngủ, chóng mặt, ù tai, hoa mắt, khó thở, đau tức ngực, hồi
hộp, đỏ mặt, buồn nôn. Một người khi có các dấu hiệu kể trên cần nhanh chóng
kiểm tra huyết áp tại nhà và đến các cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị
kịp thời.
- Đo
huyết áp:
+ HA tâm thu ≥ 140mmHg
+ HA tâm trương ≥ 90mmHg.
Đo ở 2 lần khám, mỗi lần khám
được đo ít nhất 2 lần. Bệnh nhân được nghỉ ngơi trước khi đo 5 phút.
II. Biến chứng của tăng huyết áp.
Bệnh
tăng huyết áp có thể dẫn đến:
- Tai
biến mạch máu não.
- Nhồi
máu cơ tim.
- Suy
tim.
- Suy
thận.
- Mù
loà.
- Những
biến chứng này ảnh hưởng nặng nề đến người bệnh, gây tàn phế hoặc tử vong.
III. Một số yếu tố nguy cơ của
bệnh tăng huyết áp
1.
Tuổi: nguy cơ tăng huyết áp tăng cùng với tuổi, nhất là ở người từ 45 tuổi trở
lên.
2.
Thừa cân béo phì: người thừa cân, nam vòng bụng ≥90cm, nữ vòng bụng ≥80cm.
3. Sử dụng rượu bia, thuốc lá.
4. Ăn nhiều muối, ít rau quả.
5. Ít
hoạt động thể lực.
6.
Căng thẳng tâm lý.
7.
Mắc các bệnh mạn tính như bệnh thận, đái tháo đường, …
8.
Tiền sử bệnh trong gia đình: nguy cơ tăng huyết áp gia tăng nếu trong gia đình
đã có người bị tăng huyết áp.
IV. Dự phòng bệnh tăng huyết áp
Kiểm
tra huyết áp thường xuyên là biện pháp quan trọng nhất để phát hiện sớm bệnh
tăng huyết áp, thông qua khám sức khỏe định kỳ hoặc qua các lần đi khám, kiểm
tra sức khỏe tại các cơ sở y tế.
1.
Chế độ ăn hợp lý: Giảm ăn mặn (dưới 5g muối/ngày); tăng cường ăn rau xanh, hoa
quả tươi; hạn chế thức ăn có nhiều mỡ động vật.
2.
Duy trì cân nặng lý tưởng : cố gắng duy trì vòng bụng dưới 90cm ở nam và dưới
80cm ở nữ. Tích cực giảm cân (nếu quá cân).
3.
Hạn chế uống rượu, bia; ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá hoặc thuốc lào.
4.
Tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp: tập thể dục, đi bộ, đi xe đạp
hoặc vận động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30-60 phút mỗi ngày.
5.
Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh; cần chú ý đến việc thư giãn, nghỉ ngơi hợp
lý; tránh bị lạnh đột ngột.
Người
bị bệnh tăng huyết áp cần được khám sàng lọc, phát hiện sớm. Bên cạnh áp dụng
các biện pháp tích cực thay đổi lối sống như trên, bệnh nhân cần được theo dõi,
quản lý bệnh lâu dài và điều trị theo hướng dẫn của thầy thuốc để giảm bớt các
nguy cơ xảy ra biến chứng và để duy trì mức huyết áp hợp lí.
Tài liệu tham khảo: Quyết định 3192/QĐ-BYT
ngày 31 tháng 08 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Hướng dẫn
chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp”
Người viết bài: Hồ Thị Mỹ Hạnh (khoa
YTCC)