Tết Trung thu đang đến gần, nhu cầu tiêu dùng một số thực phẩm như bánh, kẹo, nước giải khát … của
người dân tăng cao, đặc biệt là các loại bánh Trung thu (bánh nướng, bánh dẻo);
để bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bảo vệ quyền lợi,
sức khỏe người tiêu dùng, Trung tâm Y tế huyện Cam Lộ hướng dẫn đến các cơ sở
sản xuất, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng một số biện pháp đảm bảo an
toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2023 như sau:
I. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực
phẩm:
Để phòng
tránh ngộ độc thực phẩm trong dịp tết Trung thu, bảo vệ sức khoẻ của
người tiêu dùng, các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm cần nêu cao trách
nhiệm, lương tâm trong sản xuất, thực hiện đúng các quy định pháp luật về ATTP.
Trước hết, phải đảm bảo điều kiện cơ sở, trang thiết bị dụng cụ, yêu cầu về
kiến thức, thực hành của người trực tiếp tham gia sản xuất, quy định về nguồn
gốc nguyên liệu thực phẩm, sử dụng phẩm màu, hương liệu, phụ gia, bao bì thực
phẩm, ghi nhãn sản phẩm và việc tự công bố sản phẩm.
Các cơ sở
kinh doanh thực phẩm cần bảo quản sản phẩm thực phẩm theo hướng dẫn của nhà sản
xuất ghi trên bao bì. Đối với bánh Trung thu, cần bày bán và bảo quản ở nơi khô
ráo, thoáng mát, tránh để bánh trực tiếp dưới ánh nắng, không để gần các loại hoá chất tẩy rửa, diệt côn trùng. Tuyệt đối
không được bán bánh trôi nổi, không có nhãn mác, không rõ nguồn gốc, hàng hết
hạn sử dụng, bị mốc, hỏng.
II. Đối với người tiêu dùng:
Để
đón tết Trung thu vui tươi, lành mạnh mọi người cần nâng cao ý thức về đảm bảo
ATTP, phòng tránh ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm.
Người tiêu dùng cần trang bị cho mình kiến thức trong lựa chọn, bảo quản và sử
dụng bánh trung thu để đảm bảo sử dụng bánh an toàn nhất cho mình.
1. Lựa chọn bánh Trung thu
- Nên lựa chọn những
sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, có đầy đủ nhãn mác (nhãn có
tên sản phẩm, địa chỉ nơi sản xuất, ngày sản xuất, hạn sử dụng, khối lượng sản phẩm, có hướng
dẫn sử dụng, bảo quản); sản
phẩm còn thời hạn sử dụng; Nhãn mác và logo nhà sản xuất phải sắc
nét, không nhòe …
- Nên
chọn thương hiệu đáng tin cậy, có đăng ký tiêu chuẩn chất lượng với cơ quan Y
tế và đạt chứng nhận về chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm.
-
Người tiêu dùng có thể nhìn bằng mắt thường để đánh giá, lựa chọn sản
phẩm không bị dập nát, biến dạng; bao bì không rách nát, không có màu
sắc khác thường, không bị thiu, ẩm mốc, hư hỏng và không có mùi khác
lạ.
-
Tuyệt đối không chọn mua các sản phẩm trôi nổi, không có nguồn gốc, xuất xứ rõ
ràng, hàng hết hạn sử dụng, bao bì rách nát, sản phẩm bị biến dạng.
2. Bảo quản và
sử dụng bánh Trung thu
-
Bảo quản và sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất được ghi trên bao bì sản
phẩm và lưu ý một số khuyến cáo của nhà sản xuất như: đối tượng sử dụng và một
số lưu ý khi sử dụng (nếu có).
-
Chỉ sử dụng bánh khi còn hạn sử dụng, bao bì
còn nguyên vẹn, không bị dập nát, biến dạng, không có màu sắc khác thường,
không bị thiu, mốc, và mùi khác lạ...
- Rửa tay sạch trước
khi cắt, chia bánh và trước khi ăn bánh.
-
Không ăn bánh đã hết hạn sử
dụng, bị dập nát, biến dạng, bao bì rách nát, có màu sắc khác thường,
bị thiu, ẩm mốc và có
mùi khác lạ.
- Không ăn quá nhiều
bánh và các thực phẩm giàu đạm, mỡ, đường trong khẩu phần ăn để
tránh rối loạn hấp thu thực phẩm.
- Khi có những bất
thường về sức khỏe do ăn uống, nhanh chóng đến cơ sở Y tế
gần nhất để được tư vấn, trợ giúp kịp thời về chuyên môn.
Tài liệu
tham khảo:
- Tài liệu truyền thông của Cục An
toàn thực phẩm – Bộ Y tế, năm 2020.
- https://antoanthucpham.quangtri.gov.vn/Tin-tuc-su-kien/dam-bao-an-toan-thuc-pham-tet-trung-thu-1713.html
Người viết bài
Phương Dung ( Khoa ATTP)