Như chúng ta đã biết
TNTT là một tai nạn bất ngờ xảy ra, không có nguyên nhân rõ ràng và khó lường
trước được. TNTT có thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi, với mọi đối tượng nhất là trẻ em vì lứa tuổi này các em
thường hiếu động thích tò mò nghịch ngợm và chưa có kiến thức, kỹ năng phòng
tránh. Để phòng tránh tai nạn
thương tích thường gặp ở trẻ em, mỗi người dân chúng ta, đặc biệt là các bậc phụ huynh, người trông
giữ trẻ cần thực hiện tốt một
số biện pháp phòng tránh như sau:
- Đối
với tai nạn đuối nước
+ Chỉ đưa trẻ đi bơi ở các hồ bơi bảo đảm an toàn và có nhân
viên cứu hộ giám sát. Trẻ em khi bơi phải được người lớn giám sát thường xuyên.
+ Đối với các gia
đình có trẻ nhỏ tốt nhất không nên để lu nước, thùng nước, nếu có thì nên đậy
nắp thật chặt để trẻ em không mở nắp được.
+ Không cho trẻ đi
tắm, bơi ngoài sông, suối mà không có người lớn biết bơi đi kèm.
+ Không cho trẻ
chơi, đùa nghịch quanh ao, hồ nước, hố sâu, hố vôi đang tôi, để tránh bị
ngã.
+ Đối với các công
trình xây dựng nên lấp kín các hố, rãnh nước sau khi sử dụng.
- Đối
với tai nạn thương tích do ngã:
+ Đảm bảo các bậc
thềm, bậc cầu thang tạo điều kiện cho trẻ đi dễ dàng.
+ Sắp xếp đồ đạc trong nhà hợp lý, không
để vướng đường trẻ hay đi lại
+ Luôn giữ sàn nhà, nhà tắm, sân… (những nơi sinh họat của trẻ)
khô ráo,
không trơn trượt, không mấp mô; không đi
chân ướt vào sàn nhà.
+ Không để đồ
dùng, đồ vật của trẻ ở những nơi quá cao trẻ không với tới được.
+ Xây dựng môi
trường an toàn: Biển báo nguy hiểm, báo cấm (cấm đi, trèo...) ở những nơi cần
thiết. Không để cho trẻ nhỏ dưới 10 tuổi trông trẻ nhỏ dưới 3 tuổi.
+ Hướng dẫn trẻ có
kỹ năng phòng tránh ngã khi đi vào những khu vực trơn trượt hoặc sử dụng những
đồ vật dễ gây ngã.
- Đối với
tai nạn thương tích do điện giật:
+ Đảm bảo các
thiết bị điện trong gia đình đều an toàn, tuyệt đối không dùng dây điện trần
(không có vỏ bọc nhựa) để mắc điện trong nhà
+ Không dùng dây
điện có phích cắm cắm trực tiếp vào ổ cắm.
+ Thường xuyên
kiểm tra hệ thống dây điện, các thiết bị điện, tìm chỗ hở và khắc phục, không
dùng điện để đánh cá, diệt chuột, chống trộm.
+ Giáo dục trẻ
không sờ tay vào ổ cắm.
+ Nhắc nhở trẻ
tránh xa nơi dây điện đứt rơi xuống, đặc biệt khi trời mưa thì không nên nấp
dưới các gốc cây to/cao.
- Đối với
tai nạn thương tích do bỏng:
+ Bố trí bếp nấu
ăn hợp lý, để bếp lò phẳng, cao ngoài tầm với hoặc có vách ngăn không cho trẻ
nhỏ tới gần.
+ Không để đồ vật
đựng nước nóng trong tầm với trẻ em (nồi canh, phích nước, vòi nước nóng, bàn
là đang nóng, ống bô xe máy ...).
+ Khi bưng, bê
nước nóng, thức ăn mới nấu chín phải chú ý: tránh xa trẻ để không va đụng.
+ Luôn kiểm tra
nhiệt độ của thức ăn, đồ uống trước khi cho trẻ ăn, uống; nhiệt độ nước tắm
rửa.
+ Không để trẻ nhỏ
tiếp xúc với diêm, bật lửa, lửa, nước sôi, thức ăn nóng, bếp đang đun.
+ Không để trẻ tự tắm với vòi nước nóng lạnh.
Quản lý chặt chẽ chai lọ đựng hoá chất như chất tẩy rửa, acid.
+ Không nên cho trẻ dưới 8
tuổi giúp đỡ bố mẹ làm bếp. Hướng dẫn trẻ có kỹ năng phòng tránh tai nạn thương
tích do bỏng./.
Vì tương lai tốt đẹp của con em chúng ta,
mỗi người hãy nâng cao ý thức chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, tạo môi
trường an toàn và lành mạnh để trẻ em phát triển toàn diện.
Người viết bài
Thanh Hương ( Khoa YTCC)