Để bảo đảm an toàn
thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bảo vệ quyền lợi và sức khỏe người
tiêu dùng, Trung tâm Y tế huyện Cam Lộ hướng dẫn một số nội dung về lựa chọn
các loại thực phẩm như sau:
I. Lựa chọn thực phẩm
bao gói, đóng hộp sẵn
1. Nguyên tắc đầu
tiên, đó là là lựa chọn sản phẩm bao gói phải nguyên vẹn như ban đầu của nhà
sản xuất, sản phẩm còn hạn sử dụng, có đầy đủ nhãn mác, trên nhãn mác ghi
rõ các nội dung: [1]
- Tên hàng hóa
- Tên, địa chỉ của tổ
chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa
- Xuất xứ hàng hóa
- Định lượng
- Ngày sản xuất
- Hạn sử dụng
- Thành phần
- Thông tin, cảnh báo
- Hướng dẫn sử dụng,
hướng dẫn bảo quản
Đối với sản phẩm nhập
khẩu, tên tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi trên sản phẩm phải thể hiện:
tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất và tên địa chỉ của tổ chức cá nhân
tự công bố hoặc đăng ký bản công bố sản phẩm.
3. Đối với thực phẩm chế biến sẵn, cần có thêm thông tin về các
phụ gia thực phẩm thường được sử dụng như chất bảo quản, phẩm màu. Người tiêu
dùng cần lưu ý đọc kỹ thông tin thành phần trên nhãn thực phẩm để tránh khả
năng dị ứng với một hoặc nhiều thành phần trong thực phẩm.
4. Các sản phẩm thực phẩm thường bắt buộc phải đảm bảo đủ các
điều kiện về an toàn thực phẩm. Trong đó sản phẩm khi lưu thông trên thị trường
phải thực hiện công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm tại cơ quan y tế có
thẩm quyền.
Vì vậy hãy chọn mua
các sản phẩm thực phẩm đã được công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (xem
trên nhãn mác có ký hiệu: (số thứ tự)/(năm cấp YT+tên viết tắt tỉnh, thành phố
-XNCB)
5. Sản phẩm phải được bảo quản ở điều kiện phù hợp với yêu cầu
của nhà sản xuất, ví dụ sản phẩm thịt, thủy sản đông lạnh phải để trong tủ lạnh
đông, sữa và sản phẩm từ sữa phải được bảo quản trong tủ lạnh ở 2 – 5oC, sản phẩm đóng gói sẵn từ ngũ cốc được bảo quản
nơi khô mát ở nhiệt độ phòng …
II. Lựa chọn thực phẩm tươi
sống như rau, củ, quả, thịt, thủy hải sản[2]
1. Nếu thực phẩm được bán ở cửa hàng, siêu thị, nên chọn các
thực phẩm được bảo quản ở nhiệt độ phù hợp với sản phẩm, ví dụ: rau, củ, quả
được bảo quản nơi thoáng mát; thịt, thủy sản được giữ lạnh đông hoặc để trong
đá lạnh, trứng được để ở nhiệt độ mát …
2. Nếu mua thực phẩm ở chợ truyền thống, nên chọn các hàng có uy
tín để mua. Lưu ý tránh các quầy bán hàng gần khu vực có nguy cơ ô nhiễm cao
như cống rãnh thoát nước thải, khu vực có rác thải, gần nhà vệ sinh. Nên chọn
các quầy hàng được bày bán riêng biệt giữa các loại rau, củ, quả với các loại
thịt, sản phẩm gia cầm và thủy hải sản.
3. Đối với rau, củ, quả: nên lựa chọn loại còn tươi, nguyên
cuống, không dập nát, không có những đốm màu lạ. Không mua rau đã héo úa, dập
nát hay có mùi lạ, có dấu hiệu bất thường như quá mập, xanh mướt.
4. Đối với thịt: nên chọn loại có màu sắc đỏ tươi hoặc đỏ sẫm,
vết cắt có màu sắc bình thường, khô.
Đối với thịt chế biến sẵn như thịt quay, giò, chỉ nên mua ở
những cơ sở có nguồn gốc rõ ràng, quầy hàng bày bán đảm bảo vệ sinh.
5. Đối với các loại thủy, hải sản: nên chọn các loại thực phẩm
tươi, còn sống, hoặc nếu không còn sống phải được bảo quản trong đá lạnh dù là
bán trong siêu thị hay ở chợ truyền thống.
III. Các loại thực
phẩm không nên chọn mua[2]
1. Đối với các loại sản phẩm đóng hộp:
Không nên mua:
+ Hộp bị phồng ra ở nắp hoặc các vị trí khác, nếu có hiện tượng
đó thì sản phẩm bên trong đã bị vi sinh vật phân hủy làm hỏng và sinh ra khí.
+ Bao gói đồ hộp bị hở hoặc rò rỉ, bị móp hoặc biến dạng.
+ Đồ hộp khi mở ra có mùi hôi, mùi lạ khác với mùi đặc trưng của
sản phẩm.
2. Đối với các loại thịt:
- Không mua thịt có màu hơi xanh nhạt hoặc hơi thâm, thậm chí
đen, màng ngoài nhớt; các loại thịt có mùi lạ, mùi ôi thiu.
- Không nên mua các sản phẩm thịt chế biến sẵn nếu
sản phẩm không được bảo quản trong tủ che đậy kín, hoặc có màu đỏ lòe loẹt, có
mùi lạ.
3. Không nên mua thực phẩm khô đã bị mốc, đặc
biệt là các loại ngũ cốc, hạt có dầu như đậu, lạc khi mốc có thể chứa độc tố vi
nấm như aflatoxin gây ung thư gan.
4. Không nên mua Rau, củ, quả có mùi lạ của hóa
chất bảo vệ thực vật;
5. Không nên mua Thủy hải sản có mùi lạ.
6. Không nên mua Các loại phụ gia thực phẩm như chất bảo quản,
phẩm màu, gia vị đóng gói không có nhãn mác, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
7. Người tiêu dùng
cũng cần hết sức thận trọng với các loại thực phẩm có màu sắc bắt mắt vì có thể
những sản phẩm này có chứa phẩm màu, phụ gia độc hại cho sức khỏe.
8. Không nên mua các loại thực phẩm nhập khẩu không rõ nguồn
gốc, không có nhãn phụ thể hiện nội dung bằng tiếng Việt dịch từ nhãn gốc
Ngay khi phát hiện các sản phẩm nghi ngờ là
hàng nhái, hàng giả, hàng chất lượng kém, cũng như các cơ sở sản xuất, chế
biến, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm, người dân cần chủ
động hợp tác, thông báo với cơ quan chức năng (như UBND xã, trị trấn, UBND
huyện, công an huyện ...) để cơ quan chức năng có biện pháp kiểm tra,
giám sát và kịp thời ngăn chặn.
Tài liệu tham khảo:
[1]: Nghị định 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017
của Chính phủ;
[2: Theo Ths. Lê Hồng Dũng - Viện
Dinh dưỡng Quốc gia (http://viendinhduong.vn)
Người viết bài: Nguyễn
Thị Phương Dung