1.
Về trách nhiệm của người sử dụng lao
động
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện đầy đủ
các giải pháp nhằm đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc
- Nơi làm việc của người lao động có các yếu tố có hại phải có bảng nội quy
viết rõ ràng và đặt tại nơi dễ nhìn thấy. Riêng đối với những nơi làm việc có
các yếu tố gây bệnh nghề nghiệp thì phải thông báo cho người lao động biết và
có các biện pháp dự phòng để người lao động tự phòng tránh tai nạn.
-
Cần quan tâm đầu tư cải thiện điều kiện làm việc trang bị máy móc, thiết bị an
toàn, xây dựng qui trình nội quy huấn luyện về an toàn lao động cho người lao
động.
-
Việc quản lý, chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao
động phải được thực hiện từ thời điểm người lao động được tuyển dụng vào trong
suốt quá trình làm việc tại cơ sở lao động
-
Khám sức khỏe trước khi bố trí việc làm, khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện
bệnh nghề nghiệp và khám định kỳ bệnh nghề nghiệp để bố trí việc làm và nghề
nghiệp cho phù hợp.
- Trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân và thực hiện tốt các chế độ khác
về an toàn vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ đối với người lao động theo
qui định của nhà nước. Tuân thủ các quy định trong việc thích ứng an toàn,
linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19.
-Tổ chức huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ đầy đủ
cho người lao động theo qui định và tuyên truyền, giáo dục cho người lao động
tự giác chấp hành các qui định về an toàn vệ sinh lao động - phòng chống cháy
nổ, tạo điều kiện cho người lao động được tham gia vào tất cả các giải pháp cải
thiện điều kiện lao động. Đặc biệt chú ý đến những người lao động làm các công
việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại.
- Tại nơi làm việc của người lao động phải có đủ các phương tiện vệ sinh lao
động như phòng vệ sinh, có đủ nước sạch, có nơi tắm rửa nghỉ ngơi và nhà ăn hợp
vệ sinh. Mỗi doanh nghiệp cần xây dựng một góc sức khỏe là nơi mà người lao
động có thể đọc các loại sách, tờ rơi, tranh áp phích tuyên truyền phòng bệnh,
hướng dẫn sử dụng sử dụng các túi cấp cứu. Nếu doanh nghiệp có điều kiện có thể
bố trí phòng riêng.
2.
Về trách nhiệm của người lao động
-
Người lao động có trách nhiệm chấp hành quy định, nội quy, quy trình, yêu cầu
vè ATVSLĐ, tuân thủ pháp luật và nắm vững kiến thức, kỹ năng về các biệ pháp
đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc
- Phải báo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn
lao động, cháy nổ, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm, tham gia
cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn khi có lệnh của người sử dụng lao động.
Vì sức khỏe của người lao động, vì hạnh phúc
của mỗi gia đình các doanh nghiệp và
người lao động luôn thực hiện tốt công tác an toàn vệ sinh lao động và phòng
chống cháy nổ tại các cơ sở lao động sản xuất.
Người viết bài
Thanh Hương ( Khoa YTCC-DD-TTGDSK )