Địa chỉ: Khóm 4, Thị trấn Cam Lộ, Huyện Cam Lộ, Tỉnh Quảng Trị
Muỗi vằn truyền bệnh Sốt xuất huyết
Cập nhật 24/09/2019 Lượt xem 966

Bệnh Sốt xuất huyết là bệnh nhiễm vi rút Dengue cấp tính do muỗi truyền; bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu; vắc xin phòng bệnh đang trong quá trình thử nghiệm.

Vi rút Dengue có 4 tuýp huyết thanh DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4. Mọi người chưa có miễn dịch đặc hiệu đều có thể bị mắc bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người bệnh sẽ được miễn dịch suốt đời với tuýp vi rút Dengue đã gây bệnh nhưng không có miễn dịch với các tuýp vi rút Dengue khác (do không có miễn dịch chéo); nếu bị mắc bệnh lần thứ hai với tuýp vi rút khác, bệnh nhân có thể bị bệnh nặng hơn và dễ xuất hiện sốc Dengue.

Sốt xuất huyết Dengue là bệnh dịch lưu hành ở Việt Nam, có thể gây thành dịch lớn. Bệnh thường phát triển mạnh vào mùa mưa, cao điểm là các tháng 7,8,9,10.

Muỗi vằn là vật trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết.

 

Muỗi vằn hút máu vào ban ngày, nhiều nhất vào sáng sớm và chiều tối; ưa thích trú đậu ở nơi có độ ẩm cao, nơi treo quần áo, rèm cửa…, đặc biệt muỗi vằn rất thích đậu trên các loại vải có màu tối; muỗi thường đẻ trứng vào thành các dụng cụ nhân tạo hoặc tự nhiên có chứa nước sạch trong nhà và xung quanh nhà. Trứng muỗi bám vào thành dụng cụ chứa nước và có thể tồn tại đến 6 tháng, khi có nước trứng phát triển thành lăng quăng (bọ gậy) rồi hình thành muỗi.

 

 

Biện pháp đơn giản và hiệu quả trong phòng chống bệnh Sốt xuất huyết là kiểm soát véc tơ truyền bệnh, đặc biệt là diệt lăng quăng (bọ gậy). Các biện pháp kiểm soát véc tơ bao gồm:

- Quản lý môi trường: Loại bỏ môi trường thuận lợi cho muỗi đẻ trứng bằng cách diệt lăng quăng (bọ gậy) ở các vật dụng chứa nước nhân tạo, tự nhiên hoặc các vật liệu phế thải ở các hộ gia đình và cộng đồng.

- Sử dụng hóa chất diệt muỗi: Diệt muỗi trưởng thành

- Sử dụng hóa chất diệt lăng quăng (bọ gậy): không sử dụng cho nước ăn uống, sinh hoạt

- Biện pháp sinh học: thả cá hoặc động vật giáp sát (Mesocyclops) thả vào các chung/vại/bể chứa để ăn lăng quăng (bọ gậy)

- Biện pháp xua, diệt muỗi không dùng hóa chất: dừng vợt muỗi, đèn bắt muỗi, quạt bắt muỗi, kem xua muỗi…, rèm che cửa và các biện pháp truyền thống khác.

- Vệ sinh nhà cửa và phòng muỗi đốt: giữ cho nhà luôn sáng, sạch sẽ, đồ đặc ngăn nắp để không có chỗ cho muỗi trú đậu. Ngủ màn (kể cả ban ngày), tốt nhất là ngủ mạn có tẩm hóa chất diệt muỗi; mặc quần áo dài để tránh muỗi đốt.

Người viết bài: Nguyễn Thị Anh Ngọc (phòng KHNV)

Các tin khác
Phòng chống COVID-19 (- Ngày cập nhật: 18/02/2020)
Phòng, chống bệnh Viêm não Nhật Bản (- Ngày cập nhật: 12/08/2019)
Phòng chống bệnh Tay chân miệng (- Ngày cập nhật: 16/10/2018)
PHÒNG NGỪA NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM DO HÓA CHẤT (- Ngày cập nhật: 24/09/2018)
Cách phòng chống bệnh cúm A/H1N1 (- Ngày cập nhật: 13/08/2018)
Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ (- Ngày cập nhật: 30/07/2018)
Các bệnh ngoài da thường gặp (- Ngày cập nhật: 27/07/2018)
Phòng, chống bệnh Sởi - Rubella (- Ngày cập nhật: 12/07/2018)
Những dấu hiệu nghi ngờ ung thư vú (- Ngày cập nhật: 06/10/2015)
Chăm sóc trẻ bị sốt (- Ngày cập nhật: 06/10/2015)