Địa chỉ: Khóm 4, Thị trấn Cam Lộ, Huyện Cam Lộ, Tỉnh Quảng Trị
Bổ sung sắt bằng thuốc có thể là dao 2 lưỡi
Cập nhật 06/10/2015 Lượt xem 1047

<?>Thưa bác sĩ, biểu hiện của tình trạng thiếu sắt ở trẻ em như thế nào?
Nếu thiếu nhẹ, ban đầu, biểu hiện thiếu sắt ngắn thì trẻ không có biểu hiện gì đặc biệt để nhận biết. Khi tình trạng thiếu sắt kéo dài, ở mức độ nặng thì biểu hiện dễ nhận thấy nhất là trẻ mệt mỏi, kém ăn, da xanh, niêm mạc nhợt, sức chống đỡ với bệnh tật kém; thay đổi ở móng tay, móng chân dễ gãy. Thiếu máu nặng thì trẻ còn có nhiều biểu hiện khác như tóc khô, trẻ hay bị nhiễm trùng, nhất là nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ sinh non, cân nặng thấp hoặc mẹ bị thiếu máu khi mang thai rất dễ bị thiếu máu, thiếu sắt.

<?>Vậy tình trạng thiếu máu là do nguyên nhân gì? Bệnh sẽ dẫn đến những hậu quả nào?
Nguyên nhân phổ biến nhất gây thiếu máu ở trẻ em cũng như phụ nữ mang thai là vấn đề thiếu sắt hay còn gọi là thiếu máu dinh dưỡng, có thể do trẻ không có đủ dự trữ sắt khi sinh ra từ mẹ. Nếu mẹ bị thiếu máu, thiếu sắt trong thời gian mang thai thì trẻ rất dễ bị thiếu máu sau khi sinh ra. Hoặc ở trẻ hay bị nhiễm khuẩn liên tục nên dinh dưỡng kém, kém hấp thu, làm sắt trong cơ thể không sử dụng được. Ngoài ra, ở nước ta có tỉ lệ thiếu máu là do biến đổi gen di truyền, gây nên bệnh Thalassemia - bệnh di truyền không tổng  hợp được chuỗi globin trong hồng cầu. Tất cả các nguyên nhân thiếu máu lâu dài đó sẽ làm trẻ chậm phát triển thể chất. Khi trẻ đang bị nhiễm khuẩn thì dùng thuốc có sắt sẽ không có lợi cho trẻ. Do đó, không được dùng thuốc có sắt vì có thể làm nhiễm trùng nặng hơn.
Thừa sắt cũng có tác hại không kém gì thiếu sắt vì sắt là kim loại nặng gây độc cho mô cho tế bào. Vì vậy nếu trẻ có thiếu máu, thiếu sắt nhẹ nên có chế độ ăn uống dinh dưỡng đủ sắt, vitamin C.

<?> Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều thuốc hoặc sản phẩm quảng cáo bổ sung sắt. Vậy bác sĩ có thể nói rõ khi nào cần uống thuốc sắt?
Tôi xin nhấn mạnh là khi trẻ thiếu sắt ở mức độ vừa thì cần bổ sung sắt cho trẻ, nhưng khi bổ sung sắt bằng thuốc thì bác sĩ phải cân nhắc. Khi trẻ thiếu sắt ở mức độ nhẹ thì tốt nhất là bác sĩ nên tư vấn về dinh dưỡng cho trẻ, cho ăn những thức ăn giàu sắt để hấp thu sắt qua thức ăn. Trường hợp trẻ bị thiếu máu ở mức độ vừa đến mức độ nặng cần phải bổ sung sắt một cách nhanh chóng thì cần đặt ra việc sử dụng thuốc có sắt, nhưng phải được đánh giá qua các xét nghiệm, kinh nghiệm của bác sĩ và tình trạng thực tế của trẻ. Hiện nay, một số bác sĩ có chỉ định sắt theo tôi là quá rộng, có nơi còn cho sắt như một loại thuốc bổ phổ thông. Điều đó không tốt vì như trên đã nói thừa sắt cũng có tác hại không kém thiếu sắt. Tôi xin nhấn mạnh trẻ đang nhiễm trùng thì không nên bổ sung sắt vì có thể khiến tình trạng nhiễm trùng nặng hơn.
Xin cảm ơn bác sĩ.

Các tin khác
Phòng chống COVID-19 (- Ngày cập nhật: 18/02/2020)
Muỗi vằn truyền bệnh Sốt xuất huyết (- Ngày cập nhật: 24/09/2019)
Phòng, chống bệnh Viêm não Nhật Bản (- Ngày cập nhật: 12/08/2019)
Phòng chống bệnh Tay chân miệng (- Ngày cập nhật: 16/10/2018)
PHÒNG NGỪA NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM DO HÓA CHẤT (- Ngày cập nhật: 24/09/2018)
Cách phòng chống bệnh cúm A/H1N1 (- Ngày cập nhật: 13/08/2018)
Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ (- Ngày cập nhật: 30/07/2018)
Các bệnh ngoài da thường gặp (- Ngày cập nhật: 27/07/2018)
Phòng, chống bệnh Sởi - Rubella (- Ngày cập nhật: 12/07/2018)
Những dấu hiệu nghi ngờ ung thư vú (- Ngày cập nhật: 06/10/2015)
Chăm sóc trẻ bị sốt (- Ngày cập nhật: 06/10/2015)