Ghẻ:
Là bệnh lây truyền trong gia đình, tập thể. Nguyên nhân gây bệnh là do ký sinh trùng. Triệu chứng gồm: nổi mụn
nước ở các kẽ tay, cổ tay, vùng bụng, bộ phận sinh dục, ngứa nhiều về ban đêm.
Trong gia đình người bệnh thường có vài người mang biểu hiện tương tự.
Chốc
lở: là một bệnh nhiễm
trùng da chủ yếu xảy ra ở trẻ em. Bệnh có biểu hiện là những nốt mụn
đỏ, sau đó vỡ ra, rỉ nước trong một vài ngày và đóng vảy, thường xuất hiện ở
vùng mặt, nhất là quanh mũi và miệng. Bệnh dễ lây và thường có nguyên nhân do vi khuẩn.
Mụn
cóc (mụn cơm): đây
không phải là bệnh ung thư mà
là do siêu vi trùng papillomavirus gây nên. Mọi người đều có thể bị mụn cơm, trẻ
em thường bị nhiều hơn người lớn. Mụn cơm có thể lan truyền từ phần này sang phần
khác trong cơ thể hoặc lây từ người này sang người kia.
Bệnh
zona: có tên khoa học là Herpes zoster, bệnh do virút cùng loại
vi-rút thuỷ đậu gây nên. Bệnh zona có thể lây truyền từ người bị nhiễm sang trẻ
em hay người lớn mà những người này trước đây không mắc bệnh thủy đậu.
Bệnh
nấm da đùi: là một bệnh nấm hay gặp xảy ra ở da vùng mặt
trong đùi, mông và vùng sinh dục. Bệnh do một loại nấm gây ra. Bệnh lây do dùng
chung khăn, quần áo hoặc qua quan hệ tình dục với người nhiễm bệnh.
Nổi
mề đay: là một bệnh
da phổ biến, rất dễ nhận biết nhưng lại khó phát hiện nguyên nhân dù đã làm đầy
đủ các xét nghiệm. Có nhiều yếu tố gây bệnh (bên trong, bên ngoài cơ thể, cơ địa)
và trên một bệnh nhân, nhiều khi không chỉ có một mà gồm nhiều yếu tố cùng kết
hợp.
Bệnh
á sừng: Là một bệnh viêm da cơ địa dị ứng, là một bệnh ngoài da
khá phổ biến, có thể gặp ở nhiều vị trí da khác nhau, nhưng rõ rệt nhất là ở
các đầu ngón tay, chân, gót chân. Lớp da ở những vị trí này thường khô ráp, tróc da, nứt nẻ gây đau đớn.
Tổ
đỉa: Là bệnh rất hay gặp ở tay, hoặc viêm da mụn nước ở
lòng bàn tay và bàn chân. Bệnh nhân thường có cơ địa dị ứng và bệnh thường xảy
ra sau khi có stress.
Bệnh
lang ben: Bệnh này tùy thuộc khá nhiều vào việc vệ
sinh da, sức đề kháng của cơ thể, phụ thuộc vào độ pH của da và cả độ ẩm của
da. Cho nên có thể giải thích một số trường hợp trong một gia đình có người mắc
bệnh lang ben nhưng người khác lại không.
Bệnh
vảy nến: là một bệnh mạn tính xảy ra khi các tế bào da phát triển
quá nhanh chóng, cơ thể không thể lột da tế bào dư thừa này do đó những mảng vảy
màu trắng bạc xếp thành nhiều lớp như sáp nến.
Nấm
kẽ chân: Tổn thương ban đầu bợt trắng hơi bong vảy, nổi một số
mụn nước, ngứa nhiều, gãi trợt da, có nền đỏ, có khi viêm nề, sưng tấy do nhiễm
khuẩn thứ phát, khi đó bệnh nhân có thể sốt,
hạch bẹn sưng. Nấm có thể lan lên mu bàn chân, xuống mặt dưới bàn chân, đôi khi
có mụn nước sâu dạng tổ dỉa ở lòng bàn chân.
Bệnh nấm da đầu: Bệnh có tên gọi khác là bệnh Ecpet mảng
tròn là bệnh nhiễm nấm dưới chân tóc, và dưới da. Nếu quan sát kỹ sẽ thấy nó biểu
hiện bằng từng mảng tròn trắng, gây ngứa và khó chịu. Bệnh này có khả năng lây
qua đồ dùng nếu dùng chung như mũ, nón, lược.
Tài liệu tham khảo: Quyết định 75/QĐ-BYT
ngày 13/01/2015 của Bộ Y tế về việc ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn
chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu”
Người viết bài: Hồ Thị Mỹ Hạnh (khoa YTCC,
DD & TTGDSK)