Địa chỉ: Khóm 4, Thị trấn Cam Lộ, Huyện Cam Lộ, Tỉnh Quảng Trị
Những dấu hiệu nghi ngờ ung thư vú
Cập nhật 06/10/2015 Lượt xem 1379

Phó giáo sư – Tiến sĩ Valeriy Baryash là chuyên gia người Belarus đã có 28 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hóa trị và phẫu thuật điều trị ung thư, đặc biệt là ung thư vú. Ông đã chia sẻ những lời khuyên để phát hiện sớm căn bệnh này trên VOV giao thông ngày 6.8 vừa qua.
 
<?>Thưa bác sĩ, ông đã có nhiều kinh nghiệm điều trị ung thư vú. Ông có thể nói về một vài ca bệnh khó mà ông từng điều trị thành công?
Tôi xin chia sẻ về 2 bệnh nhân mà tôi rất ấn tượng. Trường hợp đầu tiên cách đây 10 năm, tôi phẫu thuật cho một bệnh nhân ung thư vú khi cô ấy chỉ 30 tuổi. Sau mổ 2 năm, cô vẫn cảm thấy ổn và tất cả các kết quả xét nghiệm đều tích cực.Tuy nhiên, trên xạ hình xương thấy có di căn xương đa ổ. Dựa trên các thông tin về mô bệnh học khối u, đặc biệt là tình trạng thụ thể nội tiết, chúng tôi đã đưa ra phương pháp điều trị phù hợp cho người bệnh. Đến nay, cô ấy vẫn sống, làm việc bình thường. Sức khỏe của cô được bác sĩ theo dõi thường xuyên, 8 năm qua không thấy dấu hiệu phát triển nào của khối u.
Trường hợp khác, một người phụ nữ 50 tuổi đến chụp nhũ ảnh. Lúc đó bà không có bất cứ triệu chứng nào của ung thư, cũng không có những khối u có thể sờ thấy được trên vú. Tuy nhiên, nhũ ảnh đã phát hiện ra một khối u nhỏ kích thước 0.5 cm ở vú phải. Kết quả sinh thiết cho thấy rằng đây là ung thư. Tôi đã phẫu thuật cắt bỏ khối u, sau đó tiến hành xạ trị cho bệnh nhân. Đã 6 năm qua, người phụ nữ này vẫn đang sống bình thường, không có một dấu hiệu nào của ung thư vú nữa. Bạn thấy đấy, như 2 người phụ này, nếu các chị em thấy mình có bất cứ dấu hiệu của ung thư vú, thì hãy đến gặp bác sĩ ung bướu ngay. Bệnh hoàn toàn có thể được chữa khỏi nếu phát hiện sớm.

Phó giáo sư – Tiến sĩ Valeriy Baryash chia sẻ những lời khuyên để phát hiện sớm ung thư vú.

<?>Tại Việt Nam, ung thư đang có chiều hướng gia tăng. Vậy còn tại Belarus và các quốc gia châu Âu? Xu hướng điều trị căn bệnh này tại châu Âu ra sao, thưa bác sĩ?
Không chỉ ở Việt Nam mà bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư vú đang tăng trên khắp thế giới. Có hơn 1 triệu phụ nữ trên thế giới mắc bệnh này mỗi năm. Ở Belarus, quê hương tôi, ung thư vú cũng tăng 2.5 - 3% mỗi năm. Các bạn cũng có thể biết ung thư đã tăng 40% trong 10 năm qua. Tình trạng này cũng tương tự ở Châu Âu. Vấn đề được đặt ra là cần chẩn đoán sớm các bệnh ung thư ở giai đoạn đầu, ung thư vú cũng không phải là ngoại lệ. Đáng mừng là trên thực tế số bệnh nhân ung thư vú được chẩn đoán ở giai đoạn đầu đang tăng lên. Tin vui thứ 2 là các loại thuốc, các phương pháp điều trị ung thư vú luôn được cập nhật, nghiên cứu mới. Tất cả những điều này đang giúp tăng thêm cơ hội chữa khỏi bệnh cho người bệnh.

<?>Thành công trong điều trị ung thư vú phụ thuộc rất nhiều vào việc phát hiện bệnh sớm. Vậy ông có thể đưa ra những hướng dẫn để chị em phụ nữ có thể chủ động phát hiện bệnh sớm?
Có hơn 90% ca ung thư vú được tự phát hiện do chính người bệnh. Các chị em phụ nữ nên tự kiểm tra vú mỗi tháng một lần. Đây là các dấu hiệu của bệnh:
 - Có những khối u sờ thấy được, thường là ở phần trên bên ngoài của vú
- Núm vú bị lộn hoặc tụt vào trong.
- Sờ thấy hạch ở nách
-Có chảy máu núm vú.
-Vú tăng kích cỡ bất thường.
- Thay đổi màu sắc da vùng vú
 Nếu người phụ nữ thấy một hoặc nhiều hơn những dấu hiệu kể trên, cần cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa ung bướu ngay. Phụ nữ sau tuổi 40 cần siêu âm 1lần/năm và đối với những phụ nữ trên 50 tuổi, họ nên làm chụp nhũ ảnh 2 năm/lần.
Làm việc tại bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec, tôi thấy bệnh viện có đầy đủ những các phương tiện máy móc, đội ngũ chuyên gia giỏi để chẩn đoán sớm và chính xác bệnh. Họ áp dụng các phác đồ toàn diện, với từng trường hợp riêng biệt để đem lại hiệu quả điều trị cao nhất các bệnh ung thư khác nhau, trong đó có ung thư vú. Tôi và các bác sĩ tại đây luôn sẵn sàng để có thể tư vấn, khám cho bạn nếu bạn nghi ngờ có bất cứ dấu hiệu nào của bệnh.
Xin cảm ơn bác sĩ.

Các tin khác
Phòng chống COVID-19 (- Ngày cập nhật: 18/02/2020)
Muỗi vằn truyền bệnh Sốt xuất huyết (- Ngày cập nhật: 24/09/2019)
Phòng, chống bệnh Viêm não Nhật Bản (- Ngày cập nhật: 12/08/2019)
Phòng chống bệnh Tay chân miệng (- Ngày cập nhật: 16/10/2018)
PHÒNG NGỪA NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM DO HÓA CHẤT (- Ngày cập nhật: 24/09/2018)
Cách phòng chống bệnh cúm A/H1N1 (- Ngày cập nhật: 13/08/2018)
Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ (- Ngày cập nhật: 30/07/2018)
Các bệnh ngoài da thường gặp (- Ngày cập nhật: 27/07/2018)
Phòng, chống bệnh Sởi - Rubella (- Ngày cập nhật: 12/07/2018)
Chăm sóc trẻ bị sốt (- Ngày cập nhật: 06/10/2015)