Địa chỉ: Khóm 4, Thị trấn Cam Lộ, Huyện Cam Lộ, Tỉnh Quảng Trị
Phòng chống bệnh Tay chân miệng
Cập nhật 16/10/2018 Lượt xem 884

Bệnh tay chân miệng là bệnh nhiễm vi rút cấp tính, lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn. Bệnh rất dễ lây cho người khác nếu hành vi vệ sinh không đảm bảo. Bệnh có quanh năm và tăng mạnh vào khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 5 và tháng 9 đến tháng 10.

Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông. Hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ. Tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nên cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời.

1. Đường lây truyền

* Bệnh "Tay, chân, miệng" là bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu vi trùng đường ruột gây ra, bệnh lây lan từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, dịch tiết mũi, dịch họng, dịch của các bóng nước khi vỡ, hoặc qua đường miệng, thức ăn, nước uống bị nhiễm virus.

* Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi do ăn phải thức ăn, nước uống bị nhiễm virus hoặc trong quá trình chăm sóc người bệnh. Bệnh dễ lây thành dịch và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, màng não, viêm cơ tim, phù phổi dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và điều trị sớm, xử trị kịp thời.

2. Biểu hiện của bệnh

Bệnh thường bắt đầu sốt nhẹ, nôn, kém ăn, người mệt mỏi, đau họng biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.

Loét miệng: Vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3 mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi gây đau miệng bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt.

Phát ban dạng phỏng nước: Ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối mông: Tồn tại trong thời gian 7 ngày, biểu hiện là các vết đỏ, có bọng nước .

3. Biện pháp phòng chống

Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh, mọi người cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ hàng ngày, thay quần áo thường xuyên

- Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi đại tiện

- Sử dụng nguồn nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày và trong ăn uống.

- Cho ăn chín, uống sôi, không ăn chung thìa bát.

- Che đậy không cho ruồi, gián, chuột chạm vào thức ăn.

- Người bệnh nên đeo khẩu trang hoặc che miệng, mỗi khi ho hoặc hắt hơi.

- Các gia đình, trường học, nhà mẫu giáo, cơ sở chăm sóc phải thường xuyên lau sạch, vệ sinh trường lớp sạch sẽ, khơi thông cống rãnh, vệ sinh xung quanh sạch sẽ.

-Trẻ mắc bệnh không đến lớp từ 10 -14 ngày kể từ khi khởi bệnh, chỉ đến lớp khi hết loét miệng và các phỏng nước.

- Tránh tiếp xúc với người đã bị mắc bệnh như: ôm hôn, sử dụng đồ dùng chung

- Người chăm sóc nên theo dõi sức khỏe của trẻ để kịp thời phát hiện các trường hợp mắc bệnh.

- Khi thấy trẻ hoặc học sinh bị sốt và xuất hiện nốt phỏng ở bàn tay, bàn chân hoặc miệng cần đưa đến cơ sở Y tế gần nhất để khám và điều trị kịp thời.

Tài liệu dựa theo quyết định 581/QĐ-BYT về việc ban hành “Hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh Tay – Chân – Miệng” ngày 24/02/2012

Người viết bài: Hồ Thị Mỹ Hạnh (khoa YTCC)

Các tin khác
Phòng chống COVID-19 (- Ngày cập nhật: 18/02/2020)
Muỗi vằn truyền bệnh Sốt xuất huyết (- Ngày cập nhật: 24/09/2019)
Phòng, chống bệnh Viêm não Nhật Bản (- Ngày cập nhật: 12/08/2019)
PHÒNG NGỪA NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM DO HÓA CHẤT (- Ngày cập nhật: 24/09/2018)
Cách phòng chống bệnh cúm A/H1N1 (- Ngày cập nhật: 13/08/2018)
Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ (- Ngày cập nhật: 30/07/2018)
Các bệnh ngoài da thường gặp (- Ngày cập nhật: 27/07/2018)
Phòng, chống bệnh Sởi - Rubella (- Ngày cập nhật: 12/07/2018)
Những dấu hiệu nghi ngờ ung thư vú (- Ngày cập nhật: 06/10/2015)
Chăm sóc trẻ bị sốt (- Ngày cập nhật: 06/10/2015)