Địa chỉ: Khóm 4, Thị trấn Cam Lộ, Huyện Cam Lộ, Tỉnh Quảng Trị
Hình thức xử phạt, mức phạt vi phạm quy định điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố
Cập nhật 20/05/2019 Lượt xem 1067

Ngày 04/9/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, Nghị định này thay thế nghị định số 178/2013/NĐ-CP và có hiệu lực từ ngày 20/10/2018.

Nghị định số 115/2018/NĐ-CP gồm 04 chương, 39 điều, Nghị định này quy định hình thức xử phạt chính là phạt tiền, loại bỏ hình thức xử phạt cảnh cáo, tăng mức phạt tiền ở các hành vi; đồng thời quy định rõ ràng các hành vi để dễ xử phạt, kể cả trong loại hình kinh doanh thức ăn đường phố, cụ thể như sau:

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: [1]

- Không có bàn, tủ, giá, kệ, thiết bị, dụng cụ đáp ứng theo quy định của pháp luật để bày bán thức ăn;

- Thức ăn không được che đậy ngăn chặn bụi bẩn; có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập;

- Không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: [1]

- Sử dụng dụng cụ chế biến, ăn uống, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;

- Người đang mắc các bệnh mà theo quy định của pháp luật không được trực tiếp tham gia kinh doanh thức ăn đường phố, bao gồm: [2] Các bệnh tả, lỵ, thương hàn; Viêm gan A, E;  Viêm da nhiễm trùng; Bệnh lao phổi; Tiêu chảy cấp.

- Sử dụng phụ gia thực phẩm được sang chia, san chiết không phù hợp quy định của pháp luật để chế biến thức ăn;

- Sử dụng nước không bảo đảm vệ sinh để chế biến thức ăn; để vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ phục vụ chế biến, ăn uống;

- Vi phạm các quy định khác về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩmtheo quy định của pháp luật trong kinh doanh thức ăn đường phố, bao gồm: [3]  

+ Nơi bày bán thức ăn không cách biệt nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm;

+ Nguyên liệu để chế biến thức ăn đường phố không bảo đảm an toàn thực phẩm, không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng;

+ Không tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành đối với người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

 

Tài liệu tham khảo:

 [1] : Nghị định 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm;

[2]: Nghị định 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính Phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế;

[3] :Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12;

Người viết bài: Nguyễn Thị Phương Dung

 

Các tin khác
Phòng chống COVID-19 (- Ngày cập nhật: 18/02/2020)
Muỗi vằn truyền bệnh Sốt xuất huyết (- Ngày cập nhật: 24/09/2019)
Phòng, chống bệnh Viêm não Nhật Bản (- Ngày cập nhật: 12/08/2019)
Phòng chống bệnh Tay chân miệng (- Ngày cập nhật: 16/10/2018)
PHÒNG NGỪA NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM DO HÓA CHẤT (- Ngày cập nhật: 24/09/2018)
Cách phòng chống bệnh cúm A/H1N1 (- Ngày cập nhật: 13/08/2018)
Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ (- Ngày cập nhật: 30/07/2018)
Các bệnh ngoài da thường gặp (- Ngày cập nhật: 27/07/2018)
Phòng, chống bệnh Sởi - Rubella (- Ngày cập nhật: 12/07/2018)
Những dấu hiệu nghi ngờ ung thư vú (- Ngày cập nhật: 06/10/2015)
Chăm sóc trẻ bị sốt (- Ngày cập nhật: 06/10/2015)

Video

  • Thông điệp truyền thông An toàn thực phẩm Tết Nguyên Đán Ất Tỵ năm 2025!

    hướng dẩn xử trí say nắng, say nóng

    Tháng hành động ATTP năm 2024

    Xem tiếp
  • LIÊN KẾT HỮU ÍCH