Câu
chuyện: CÂU CHUYỆN NHỎ VÀ BÀI HỌC LỚN
Câu chuyện được trích trong cuốn
“Chuyện kể về Bác Hồ”, NXB Giáo Dục. Câu chuyện như sau:
Chủ tịch Hồ Chí Minh và thủ tướng Phạm
Văn Đồng
Trong một bài hồi tưởng về
cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, đồng chí Việt Phương kể lại một câu chuyện sau đây:
Vào một buổi sáng của năm 196… nào đó,
Bác Hồ đi từ ngôi nhà sàn của Người sang Phủ Thủ tướng tìm
đồng chí Phạm Văn Đồng để trao đổi về một vấn đề quan trọng. Lúc đó, đồng chí
Phạm Văn Đồng đang làm việc tại Văn phòng, tuy cũng nằm trong khu Phủ Chủ tịch
nhưng cách xa Phủ Thủ tướng tới vài trăm mét. Một đồng chí
bảo vệ vội vã đạp
xe ra báo với Thủ tướng. Vội quá, Thủ tướng dùng ngay chiếc xe đạp của đồng chí
bảo vệ phóng về gặp Bác. Đồng chí bảo vệ không thể để Thủ tướng rời xa mình, mà
lại không có thời gian tìm chiếc xe đạp khác, nên anh đành lập tức chạy bộ theo
sau Thủ tướng. Bác Hồ đứng sẵn ở sân chờ đồng chí Phạm Văn Đồng.
Khi Thủ tướng vừa xuống xe, chưa kịp chào hỏi gì,
Bác đã nói ngay:
- Sao chú không đèo chú bảo vệ đằng
sau xe để cùng về, lại để chú ấy chạy bộ?
Thủ tướng Phạm Văn Đồng lúc đó như chợt
nhận ra, vội đáp:
- Xin lỗi Bác.
Đáp vậy, nhưng sau đó đồng chí Phạm
Văn Đồng đã suy nghĩ rất kỹ về lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà nghiêm khắc của Bác
Hồ. Sáng hôm sau, trong lúc làm việc với một số đồng chí cấp dưới, ông kể lại
câu chuyện trên cho mọi người cùng nghe, rồi nói:
- Tôi đã nghĩ về lời của Bác. Lòng
nhân ái, thương yêu và kính trọng con người, phải chân thực từ trong
tâm của ta, rồi tự nhiên bật ra thành thái độ và hành động, chẳng phải suy nghĩ
gì, như là từ
bản năng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh – Anh hùng giải phóng dân tộc, danh
nhân văn hóa kiệt xuất, vị lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của Đảng ta, dân tộc ta là người có ảnh
hưởng sâu đậm nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam kể từ thế kỷ XX cho đến nay.
Tác phong, đạo đức đầy nhân văn của Người đã có sức cảm hóa, lan tỏa đến
mọi tầng lớp nhân dân ta. Trí tuệ thiên tài, tầm nhìn chiến lược của Người đã trở thành tài sản vô giá, là
kim chỉ nam hành động cho toàn Đảng, toàn dân ta, trong đó phải kể đến ngành Y
tế.
Thật đúng như tựa đề câu chuyện, tuy là câu chuyện nhỏ nhưng lại gợi cho chúng ta những bài học lớn, có ý
nghĩa sâu sắc.
Thứ nhất, ngay cả những nhà lãnh đạo cao cấp nhất cũng
luôn luôn cần trau dồi đạo đức, bồi bổ nhân cách và rèn luyện phong cách ứng xử
sao cho thực sự nhân ái, xứng tầm. Ai cũng biết TT. Phạm Văn đồng là một trong
những nhà lãnh đạo lỗi lạc của Đảng, Nhà nước và dân tộc ta. Ông không những được nhân dân ta rất
kính trọng, yêu mến mà còn được cộng đồng thế giới thừa nhận như một
nhà lãnh đạo thông tuệ, hào hoa, lịch thiệp, giỏi giang. Thế mà, tuy ông đã làm
tới chức Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch
HCM vẫn không ngần ngại nhắc nhở, phê bình để giúp đồng chí Phạm Văn
Đồng ứng xử cho đúng, tu tâm, dưỡng tính cho thuần hậu, nhân ái, sao cho trở
thành “bản năng” của nhà lãnh đạo.
Ở đây ta thấy nét rất đẹp của Bác Hồ trong vai trò của người Thầy, và Thủ tướng Phạm Văn Đồng với tư cách người học
trò.
Thầy không ngần ngại chỉnh sửa, chỉ bảo học trò theo một cách vừa nhân hậu, nhẹ
nhàng, nhưng cũng đủ nghiêm khắc để
trò
nhận thức được điều Thầy cần chỉ bảo. Về phía mình, học trò là người thực sự cầu thị, thành thực, nghiêm túc tiếp thu sự
chỉ bảo của Thầy, suy ngẫm kỹ càng, không hời hợt qua loa mà ghi tâm, khắc cốt,
qua đó mà hoàn thiện nhân cách của mình.
Thứ hai, là bài học về lòng nhân ái. Bài học này TT. Phạm
Văn Đồng suy ngẫm và rút ra từ câu chuyện nói trên. Theo Thủ tướng thì lòng nhân ái, thương yêu và kính trọng con người không phải là cái gì có
thể nguỵ tạo theo kiểu “giả nhân giả nghĩa” để mị dân, mà phải chân thực từ
trong tâm của ta, rồi tự nhiên bật ra thành thái độ và hành động, chẳng phải
suy nghĩ gì, như là từ bản năng. Đây là
một nhận thức rất sâu sắc về đạo đức cách mạng. Lòng nhân ái phải thực
sự trở thành cái cốt lõi, thành điểm tựa cho nhân cách của một nhà lãnh đạo
chân chính. Chỉ khi đó tình thương yêu
và kính trọng con người mới phát từ trong tâm mà ra, hoà quyện vào trong ứng xử
hàng ngày của nhà lãnh đạo một cách hết sức tự nhiên, như một bản năng vậy. Như vậy thì lòng
nhân ái không thể là cái gì có thể “chế tác”, ngụy tạo một cách giản đơn và chỉ
có lòng nhân ái chân thực mới tạo nên uy tín, tạo nên sức thu hút quần chúng và
nâng cao tầm của nhà lãnh đạo. Ngược lại, nhà lãnh đạo phải đạt tới tầm nào đó
rồi mới hiểu thấu đáo được cội rễ của lòng nhân ái, mới biết yêu thương và kính trọng con người như một bản năng.
Có thể nói tác phẩm trên đây là những chỉ dẫn sâu sắc và
mẫu mực của Hồ Chí Minh về đạo đức và phong cách lãnh đạo, ngày nay vẫn còn
nguyên giá trị, nhất là trong môi trường y
tế.
Về đạo
đức: Trong xã hội, mỗi một ngành nghề đều có vai trò, vị trí và ảnh hưởng quan trọng đến
sự phát triển của đất nước, đòi
hỏi phải có “đạo đức nghề nghiệp”, lương tâm, trách nhiệm của người làm nghề.
Và nghề y là một nghề đặc thù, cao quý, liên quan trực tiếp đến tính mạng và
sức khỏe của một con người nên đòi
hỏi mỗi cán bộ, nhân viên y tế cần nâng cao trình độ chuyên môn, tinh thần
trách nhiệm, tận tụy phục vụ, phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp mà xã hội gọi là y
đức.
Về phong cách lãnh đạo, ứng xử: Hải Thượng lãn
ông Lê Hữu Trác, danh y từ Thế kỷ XVIII ông đã viết: “Khi gặp những người cùng
ngành nghề, nên khiêm tốn hoà nhã, cẩn thận, chớ nên coi rẻ. Đối với người cao tuổi thì
nên cung kính lễ phép. Đối với người giỏi hơn mình thì phải tôn thờ như bậc
thầy. Đối với những người non nớt thì nên dìu dắt giúp đỡ họ”. Văn hoá ứng xử, giao tiếp trong
nghề nghiệp giữa lãnh đạo và nhân viên, giữa các nhân viên y tế với nhau, và
nhân viên y tế với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân có mối quan hệ
khăng khít với nhau.
Đối với TTYT Cam Lộ, trong thời gian qua việc thực hiện
quy tắc ứng xử theo thông tư 07/2014/TT-BYT; Quyết định 2151/QĐ-BYT về “Đổi mới
phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế, hướng tới sự hài lòng của người
bệnh” và thực hiện quy chế dân chủ theo Quyết định 44/2007/QĐ-BYT đã có nhiều
thành tích nổi bật trong việc triển khai tổ chức thực hiện. Cán bộ viên chức
trong đơn vị đã dần được thay đổi nhận thức từ đó cũng thay đổi nhiều về hành
vi trong giao tiếp ứng xử. Có rất nhiều cán bộ viên chức là tấm gương
sáng, điển hình cho đạo đức, phong cách, mối quan hệ tốt với đồng nghiệp với
bệnh nhân.
- Những tồn tại và hạn chế: Vẫn còn một số cán bộ y tế giử các vị
trí là viên chức quản lý tại các khoa phòng, trạm y tế, vẫn còn thái độ bề trên
coi thường cấp dưới, nói không đi đôi với làm, không gương mẫu trong các hoạt
động cũng như ứng xử với mọi người xung quanh ( như bệnh nhân, người nhà, đồng nghiệp, lãnh đạo....) tạo nên bức
xúc, mất đoàn kết nội bộ.
- Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm: Nhiều CBVC đang nghĩ rằng việc học tập
và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách HCM là một phong trào mà TW phát
động, nhưng thực tế BYT đã cụ thể hóa bằng các thông tư, quyết định, đây là các
văn bản quy phạm pháp luật bắt buộc CBYT phải thực hiện.
- Các giải pháp cần thực hiện trong thời
gian tới: Để mỗi cán bộ viên
chức trong TTYT Cam Lộ, đặc biệt là lãnh đạo các khoa
phòng, trạm y tế là một tấm gương về đạo đức, tác phong ứng xử trong các mối
quan hệ. Tôi xin mạnh dạn đề xuất như sau:
1. Duy trì thường xuyên đào tạo tập huấn, tổ chức hội thảo về
kỷ năng giao tiếp ứng xử cho CBVC
2. Nghiêm túc thực hiện chủ đề do CĐYT Việt Nam phát động: “Siết
chặt kỷ cương, tăng cường Y đức, nâng cao nghiệp vụ”
3. Đẩy mạnh công tác kiểm tra giám sát và đánh giá cụ thể
từng viên chức, không đánh giá chung chung
4. Đưa vào Quy chế thi đua khen thưởng, thì
các tiêu chí đánh giá cán bộ đối với lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo khoa, phòng,
trạm y tế phải ở mức cao hơn, khắt khe hơn, cụ thể hơn nhân viên.
5. Kiên quyết có hình thức kỷ luật đối với CBVC vi phạm Y đức, đạo đức
công vụ, đạo đức nghề nghiệp trong khi thi hành nhiệm vụ.
Người kể chuyện: Hồ Tất Cường (khoa Phẫu
thuật-GMHS)